| Hotline: 0983.970.780

Tên sông Tô Lịch do đâu mà có?

Thứ Sáu 04/04/2014 , 06:51 (GMT+7)

Tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ.

* Xin hỏi, tên sông Tô Lịch do đâu mà có? Làm sao để cải tạo được sự ô nhiễm của sông Tô Lịch?

Vũ Thanh Liêm, Thanh Trì, Hà Nội

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì sông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sông Tô Lịch là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long.

Tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La. Đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa).

Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: Từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay).

Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy (phía nam đường Hoàng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì...

Từ cuối những năm 1990, sông Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm. Sau trận lụt lịch sử hồi đầu tháng 11 năm 2008, người dân Hà Nội đã được chứng kiến nước sông Tô Lịch "trong vắt" như xưa. Khi đó, sông Tô Lịch bị nước mưa làm loãng bớt bùn, dâng cao hàng mét, cuồn cuộn chảy và có cả cá bơi.

Trận lụt đó đã làm sông Tô Lịch sạch sẽ trở lại chỉ trong vòng vài tuần lễ. Vào năm 2009, Hà Nội đã có đề án dùng nước Sông Hồng rửa sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch sẽ được cải tạo theo hướng pha loãng nước sông để giảm nồng độ ô nhiễm, đồng thời dần dần sẽ hình thành đường chảy của nước thải riêng qua các hệ thống cống ngầm.

Sẽ lấy nước sông Hồng qua sông Nhuệ rồi đưa nước theo những dòng chảy cũ vào sông Tô Lịch. Điểm lấy nước tại sông Nhuệ là ngay sau cống Liên Mạc, sau đó, nước sẽ qua trạm bơm Xuân Phương theo hệ thống kênh mương cũ (sẽ được cải tạo) đổ vào sông Tô Lịch qua cống Nghĩa Đô (chảy dọc công viên Nghĩa Đô và đường Nguyễn Khánh Toàn).

Theo tính toán, lưu lượng thiết kế của cống này có thể bảo đảm cập nước với lưu lượng 5 m3/s cho sông Tô Lịch. Theo đó, nước sông Tô Lịch sẽ trở nên trong xanh và bớt ô nhiễm...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.