| Hotline: 0983.970.780

TH chi trả nông dân trên 160 tỷ đồng

Thứ Năm 17/01/2019 , 08:01 (GMT+7)

Bằng việc thu mua ngô sinh khối và rơm cho nông dân, năm 2018, Tập đoàn TH đã tiến hành chi trả cho bà con tại các địa phương ở Nghệ An tổng số tiền trên 160 tỷ đồng (tăng 10 tỷ so với năm 2017).

Trong đó, tổng sản lượng ngô sinh khối đạt 140.000 tấn và 10.000 tấn rơm. Nhờ hoạt động liên kết này giữa TH với nông dân các địa phương, Tập đoàn TH đã có thêm khoảng 35% lượng thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa hiện có TH.

img-2124102820143102932224
Trồng ngô sinh khối cho TH

Trong đó Anh Sơn là huyện ký hợp đồng trồng ngô sinh khối cho TH nhiều nhất tỉnh, với 1.600 ha. Năm 2018, huyện Anh Sơn đã cung ứng cho TH trên 60.000 tấn ngô sinh khối và đã được nhận về trên 65 tỷ đồng. Bình quân nông dân Anh Sơn có thu nhập 1,8 - 2 triệu đồng/sào/vụ.

Theo ông Nguyễn Bá Trường, người trực tiếp thu mua và quản lý nguyên liệu thức ăn xanh của TH thì ngô sinh khối chủ yếu trồng trên đất bãi ven sông Lam vụ xuân – hè. Gieo trồng ngay sau tết Nguyên đán và vụ gieo giữa tháng 2 dương lịch, thu hoạch vào tháng 5 - 6 là hiệu quả nhất. Nếu chuyên canh trồng ngô sinh khối thì 1 năm có nhiều vùng trồng được 4 vụ và chắc ăn 3 vụ, vì thời gian từ khi gieo cho đến thu hoạch là 85 - 90 ngày nên quay vòng luân canh đất nhanh.

Trong những năm qua, TH đã triển khai mô hình liên kết này thông qua các HTX và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả hai bên. Với giá mua từ 850 – 900 đồng/kg tại ruộng, nếu làm 3 vụ/năm, mỗi hộ nông dân có thể thu về trên 5 triệu đồng/sào/năm. Cá biệt những diện tích đất làm 4 vụ/năm thì có thể thu khoảng 7 triệu đồng/sào/năm.

Kế hoạch năm 2019, TH cam kết sẽ ký hợp đồng với nông dân các địa phương để mở rộng diện tích trồng ngô sinh khối tập trung lên 5.000 - 6.000ha tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Diễn Châu, TX Nghĩa Đàn... Phấn đấu để thu mua được ít nhất 200.000 tấn ngô sinh khối cho các địa phương.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm