| Hotline: 0983.970.780

Thác cá sông Chảy

Thứ Năm 28/01/2010 , 11:03 (GMT+7)

Con sông quen thuộc này dường như chẳng còn chuyện "thâm cung bí sử" gì để nói, nhưng có một điều ít người biết, đó là thác cá trên sông Chảy.

Sông Chảy bắt nguồn từ phía tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh (Trung Quốc) từ độ cao trên 2.400m, chảy qua các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ trước khi hợp lưu với sông Hồng. Con sông quen thuộc này dường như chẳng còn chuyện "thâm cung bí sử" gì để nói, nhưng có một điều ít người biết, đó là thác cá trên sông Chảy.

Cách nay mười năm, một mình lang thang trên đất Hoàng Su Phì, tôi đâu có ngờ chuyến đi năm ấy tôi đã đằm mình xuống dòng sông Chảy nơi thượng nguồn, vào mùa thu nước xanh như mắt mèo. Khi chảy vào Lào Cai qua địa phận huyện Mường Khương, dòng sông được tiếp thêm nước của dòng Mã Lục bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), nơi đây người dân gọi là sông Xanh. Ngoài mấy tháng mùa mưa, hầu như quanh năm dòng sông xanh ngắt, từ trên cao nhìn xuống dòng sông giống như chiếc khăn lụa mà nàng tiên nào đó vừa đánh rơi xuống trần gian.

Về mùa mưa, dòng sông trở nên hùng vĩ và dữ dội như chính tên gọi của nó. Nước ngầu đục, bọt nổi trắng xoá chảy cuồn cuộn sục sôi, chẳng khác gì con trăn đất khổng lồ quằn quại như muốn chà nát tất cả những gì trên đường nó đi qua. Nhất là mấy chục năm qua, khi núi rừng vùng thượng nguồn bị tàn phá, về mùa mưa dòng sông lại càng trở nên hung dữ. Rất nhiều người đã bỏ mạng trên dòng sông này.

Thác cá sông Chảy nằm trên địa phận xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cách thuỷ điện Thác Bà khoảng trên 100 cây số. Tôi đã từng nghe sông Chảy có một thác cá, nhưng vì thác nằm gần ranh giới giữa hai xã Nậm Lúc và Bản Cái, đường đi vô cùng khó khăn, nhất là mùa mưa, nên mãi tới tận bây giờ tôi mới có dịp tới thăm. Phải gian nan lắm, nếu không được sự giúp đỡ của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lào Cai Nguyễn Quang Hưng đã điều một chuyến xe dã chiến thì chưa chắc tôi đã tới được thác cá.

Con đường men theo sông Chảy chênh vênh bên bờ vực, trời mới mưa xong bùn đất nhão nhoét, chiếc xe bò trên những gờ đất, chỉ sơ sểnh một một ly là xe hất văng xuống vực tan tành. Đang những ngày mùa đông, gió thổi hun hút dọc bờ sông lạnh buốt. Thác cá sông Chảy cách cầu Nậm Lúc xuôi về phía hạ lưu chừng 3- 4 cây số. Vừa qua mùa mưa, dòng sông Chảy cạn trơ những phiến đá khổng lồ, trắng nhởn chẳng khác chi hàm răng của loài thuỷ quái. Trước vào mùa này nước sông Chảy trong xanh như mắt mèo, khoảng hai chục năm nay phía thượng nguồn người ta đào hút cát sỏi, đắp đập làm thuỷ điện… khiến dòng nước đục nhờ nhờ như mắt cá trắm cỏ.

Từ xa chúng tôi đã nhận ra thác cá, từ những chiếc lều căng bạt ni nông xanh của những người dân đánh cá dựng trên bờ và dòng nước tung bọt trắng xoá chảy ầm ào. Dòng sông chỗ này bị hai sườn núi đá ép lại bằng những tảng đá to như những ngôi nhà, khiến cho dòng nước bị dồn nén bật tung lên gào thét nghe rợn tóc gáy. Về mùa mưa tiếng gào thét của dòng thác càng dữ dội và kinh hãi. Ông Giàng Nhà Thầu ở cách thác cá chừng hơn một cây số bảo: Mùa mưa nghe tiếng thác chảy và tiếng đá lăn nhiều đêm không thể nào ngủ được. Có những cây to hai người ôm bị thác nước bẻ gãy thành ba bốn đoạn, hoặc bị vỡ tan tành.

Đang là mùa đông, không phải là mùa đánh cá nên thác cá chỉ có dăm ba người, họ dựng lều hoặc cắt cỏ khô trải dưới gầm các tảng đá ngủ chờ đánh cá đêm. Tình cờ chúng tôi gặp Đặng Văn Hầu người Dao thôn Nậm Lày, xã Nậm Lúc đang ngồi đan lưới trước một hốc đá mà phía trong anh trải sơ sài mấy bó cỏ khô làm ổ ngủ, cạnh đó là đống lửa âm ỉ cháy, mùi cá nướng thơm lừng. Đặng Văn Hầu kể: Mình tới đây đánh cá từ lâu lắm rồi, năm ấy mình mới mười hai tuổi theo bố xuống đánh cá. Người Dao gọi thác này là Diều Bo, nghĩa là thác cá đấy. Ông mình cũng đánh cá ở đây, tất cả những người đánh cá ở mấy xã quanh đây ai cũng biết chỗ này là mỏ cá.

Theo Đặng Văn Hầu người dân đánh bắt cá ở thác cá Diều Bo quanh năm, nhưng được nhiều nhất từ tháng bảy, khi nước lũ về. Những đàn cá từ dưới hạ lưu sông Chảy theo dòng nước lũ ngược lên thượng nguồn, tới thác nước Diều Bo chúng bị chặn lại, tại đây chúng quần tụ thành từng đàn lớn trước lúc vượt thác. Dưới chân thác là vực nước xoáy, tiếp đó là một vùng nước lặng khá sâu, đá hai bên bờ nhẵn thín. Mùa đánh bắt cá người dân ở các xã xung quanh kéo nhau đến quăng chài, giăng lưới.

Mỗi tháng chỉ có 3-4 ngày cá lên, nhiều nhất là cá nhàng, con to nhất bằng ba đầu ngón tay, vảy trắng có sọc hồng, cá vèo đách (tiếng Dao) mình tròn, to hơn ngón tay cái. Những ngày cá lên nhiều, có đến 150-200 người đứng dọc hai bên bờ sông quăng chài, thả lưới hoặc dùng vợt để xúc cá. Có lần Đặng Văn Hầu đánh được 15-20 kg cá: Úi à! Đúng hôm cá lên, quăng lần nào được lần ấy. Chài ai to thì được nhiều hơn, chài mình chỉ nặng hơn ba cân, người khoẻ quăng chài bảy cân, được cả cá chiên nữa. Đêm ở đây những ngày cá lên đuốc nhiều như sao trên trời, như điện ở thành phố đấy. Người ta thức cả đêm để đánh bắt cá.

Dừng tay đan lưới Đặng Văn Hầu cho thêm củi vào đống lửa, giọng buồn buồn: Mình xuống đây từ chiều qua, quăng lưới suốt đêm chỉ được mấy con, trời rét quá. Những năm trước tháng mười, tháng mười một vẫn thấy cá lên. Bây giờ cá ít lắm, chả biết vì sao, có phải vì nhiều người đánh bắt quá chúng không kịp lớn đã bị bắt rồi? Đêm nay ta ngủ thêm một đêm nữa, nếu được thì ở lại, không thì mai về, nằm ở đây rét quá.

Đặng Văn Hầu say sưa kể: Hôm nào bắt được nhiều thì ướp muối phơi khô hoặc sấy lửa mang lên nương ăn dần. Đây là cái mỏ cá của người dân, chúng mình sống nhờ cái mỏ cá này mà. Tôi hỏi Hầu: Vì sao cá sông Chảy ngược lên thác cá một tháng chỉ vài ngày thôi, mà không phải thường xuyên? Hầu cười: Mình chẳng biết đâu, chẳng ai biết cá lên ngày nào, khi nào thấy cá lên thì họ gọi nhau đến đánh bắt thôi. Mùa lũ thì bắt được nhiều cá Nhàng, còn cá chiên, cá lăng chỉ những người có chài to mới bắt được. Trước đây nghe bố mình nói có người quăng được con cá chiên nặng 20-30 cân, nó giãy ùm ùm phá rách cả chài, phải ba, bốn người mới mang được nó lên bờ. Đời mình chưa thấy con nào to đến 10 cân, chỉ thấy những con 3-4 cân thôi, con to nhất cũng chỉ 6-7 cân, nhưng hiếm được lắm.

Trao đổi với những chuyên gia thuỷ sản về thác cá trên sông Chảy, họ đáp ngay: Đây là nơi sinh sản tự nhiên của nhiều loài cá. Cứ đến mùa sinh sản chúng lũ lượt kéo nhau lên đầu nguồn tìm nơi sinh sản, thác cá diều bo có vùng nước xoáy rộng và vùng nước lặng, thác không quá cao là nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá. Người dân chờ những ngày cá lên đẻ tập trung để đánh bắt. Việc đánh bắt liên tục trong nhiều năm như vậy khiến lượng cá trên sông Chảy suy giảm là đều dễ hiểu…

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm