| Hotline: 0983.970.780

Thạch Hạ khơi nguồn nội lực

Thứ Ba 02/07/2013 , 10:11 (GMT+7)

Thạch Hạ đã đề ra phương châm chính, đó là chủ động khơi nguồn phát triển từ nội lực để vươn lên trở thành xã điểm trong phong trào xây dựng NTM.

Là một xã thuộc vùng ven TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), trong quá trình xây dựng NTM, Thạch Hạ đã đề ra phương châm chính, đó là chủ động khơi nguồn phát triển từ nội lực để vươn lên trở thành xã điểm trong phong trào xây dựng NTM.

Xã ven đô làm NTM

Là một xã nằm ở phía Bắc TP Hà Tĩnh, được tách ra từ huyện Thạch Hà sáp nhập về TX Hà Tĩnh từ tháng 2/2004. Với tổng diện tích tự nhiên 768,44 ha dân số 6678 người trong đó diện tích đất nông nghiệp 525 ha, đời sống dân sinh 80% dân số chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong công cuộc xây dựng NTM, Thạch Hạ chú trọng huy động tổng nguồn lực, trong đó nguồn lực chính từ dân, đây được coi là lực đẩy quan trọng.

Những tưởng đối với một khu vực giáp ranh thành phố, việc vận động bà con nông dân hiến đất làm đường giao thông sẽ gặp trở ngại, thế nhưng khi cả hệ thống chính trị vào cuộc thì công việc trở nên suôn sẻ.


Mô hình nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Hòa ở Thạch Hạ

Chủ tịch UBND xã Trương Công Trung không giấu nổi niềm vui khi chia sẻ với chúng tôi: “Để có được những con đường rộng thênh thang về tận ngõ, xóm phải ghi nhận sự hi sinh đóng góp rất lớn của bà con nhân dân trong toàn xã, cộng với chính sách hỗ trợ đền bù 50-50 giữa địa phương và Nhà nước đã nhanh chóng tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân nên việc mở các tuyến đường liên thôn, liên xã rất thuận lợi.

Cũng theo ông Trung, tính đến nay nông dân trong xã đã hiến 13.000 m2 đất, chủ yếu là đất vườn, đất nhà ở thuộc các vùng đắc địa của 11 thôn, trong đó xóm Hạ là thôn điển hình hiến đất nhiều nhất.

Ông Võ Tá Thanh, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, cho biết: Nói đến phong trào hiến đất ở Thạch Hạ không ai không nhắc đến tấm gương sáng của ông Nguyễn Văn Khang xóm Hạ. Bản thân ông Khang thuộc diện hộ nghèo, cách đây một năm xã đã tổ chức quyên góp xây dựng nhà tình nghĩa tặng cho ông bà, vậy mà khi có chủ trương hiến đất mở đường xây dựng NTM, ông Khang là người tiên phong đứng lên giữa cuộc họp dân tuyên bố hiến 257 m2 đất cho xã mở đường đi giữa vườn nhà mình: “Vườn nhà tôi đó, xã cứ vô tư mở đường thật rộng để cho bà con đi lại đỡ khổ, bởi có đường đi lối lại, xã hội mới phát triển được”. Cũng từ tấm gương ông Khang đã tạo sức lan tỏa giúp hàng chục, hàng trăm hộ dân tham gia hiến đất.

Báo cáo kết quả cho thấy, kể từ khi bắt tay thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đến nay, Thạch Hạ đã làm mới được 10,6 km đường trục xã, liên xã trong đó 7,5 km đạt 70%, trong đó đáng chú ý có thôn Liên Hà hoàn thành 2,5 km. Toàn xã có 15,94 km đường trục thôn, xóm cứng hóa với tỷ lệ đạt chuẩn 84%. Kiên cố hóa được 21.438 km kênh mương thủy lợi, nâng tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa từ 45% năm 2010 lên 87% giữa năm 2013.

Sản xuất nâng cao thu nhập

Thạch Hạ không có nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp như một số xã khác, vả lại nhiều dự án về trên địa bàn chiếm dụng đất của dân rồi bỏ mặc hoang phế làm thu hẹp dần diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Tâm lý người nông dân sống ở vùng ven đô lại càng không mặn mà với “bờ xôi, ruộng mật” nên tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 28,3%. Để tạo điểm nhấn, nâng cao thu nhập cho người dân, Thạch Hạ không đầu tư dàn trải mà chỉ tập trung sản xuất lúa bằng 1 loại giống năng suất, chất lượng trên các cánh đồng mẫu. Phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản cũng là thế mạnh với diện tích 109 ha, hình thức nuôi quảng canh, bán thâm canh nên giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng rõ rệt từ 2,7 tỷ đồng (2008) lên 14,3 tỷ đồng 6 tháng đầu năm (2013).

Chúng tôi đến thăm mô hình của anh Nguyễn Văn Hòa thôn Liên Hà. Anh Hòa là Chủ nhiệm HTX Đồng Ghè, là kỹ sư nông nghiệp. Theo anh Hòa, mô hình của nhà anh có 4 ha trong đó 2 ha nuôi tôm, 2 ha cá, đầu năm 2013 anh đầu tư chuyển đổi từ các mô hình quảng canh sang nuôi bán thâm canh. Bước đầu nhờ có các nguồn hỗ trợ anh đầu tư hơn 500 triệu đồng xây dựng hạ tầng đảm bảo mô hình khép kín từ các khâu chọn giống đến tiêu thụ... mỗi năm thu nhập đạt từ 300-350 triệu đồng.

Được biết, vừa qua Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Hội Nông dân Thạch Hạ áp dụng mô hình nuôi cá lồng bè tại xóm Hạ với diện tích 1944 m3 nước (19 hộ), đây là mô hình nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dự tính mỗi vụ thu hoạch sản lượng sẽ đạt từ 2,5 - 3 tấn, doanh thu khoảng 300 triệu/hộ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.