| Hotline: 0983.970.780

Thách thức ngành tôm

Thứ Tư 03/04/2019 , 13:15 (GMT+7)

Bước vào vụ nuôi tôm ở ĐBSCL, nhận định về thị trường xuất khẩu, ông Hồ Quốc Lực - Tổng Giám đốc Cty CP Thủy sản Sao Ta cho rằng, các nước nhập khẩu tôm đều dựng hàng rào kỹ thuật, kiểm tra chặt chẽ hơn, kể cả hậu kiểm trên kệ hàng.

15-15-24_thu_mu_tom_su_-_nh_xt
Thu mua tôm sú

Các tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn BAP, ASC ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát, gây bất ngờ, thụ động cho các nhà máy chế biến, vùng nuôi. Thí dụ trước đây BAP kiểm tra nhà máy chế biến, chỉ cần doanh nghiệp tự kiểm tra chất lượng sản phấm trong kho và báo cáo cho họ. Nay họ tự vào kho và kiểm tra bất kỳ sản phẩm nào. Lẽ tất nhiên, rủi ro sẽ tăng cao.

Trong khi đó thị trường tôm lớn nhất là EU, các hệ thống phân phối lớn ở đây yêu cầu kiểm tra chất lượng tôm theo chuỗi giá trị. Trong đó cơ sở cung ứng tôm giống và thức ăn phải đạt chuẩn tương đương như BAP, ISO... Đây là xu thế tất yếu.

Thị trường tôm lớn thứ hai là Nhật Bản vẫn duy trì kiểm tra toàn bộ lô hàng tôm từ Việt Nam với nhiều tiêu chí dư lượng khắt khe. Thị trường Hoa Kỳ được xem là tương đối “dễ thở” nhưng lại là nơi hội tụ nguồn tôm giá rẻ trên thế giới, nhất là Ấn Độ và Indonesia. Do đó khiến việc tiêu thụ tôm Việt vào Mỹ bị hạn chế.

Thị trường Canada công bố coi trọng hậu kiểm, khiến rủi ro không còn ở từng lô hàng mà cho toàn bộ hàng đang tiêu thụ. Nghĩa là họ kiểm hàng của doanh nghiệp nào đó trên kệ trong siêu thị, nếu không đạt, chắc chắn sẽ bị trả về. Thị trường khá lớn là Hàn Quốc và Úc thì tập trung kiểm tra bệnh tôm. Mà bệnh tôm khá phổ biến ở ĐBSCL.

"Chung quy có thể nhận rõ các thị trường liên thông nhanh. Chỉ cần sản phẩm của doanh nghiệp sai sót ở một thị trường thì khách hàng, hệ thống kiểm soát các thị trường khác đều có hướng phản ứng tiêu cực đối với doanh nghiệp có sai sót đó. Vừa qua một DN chế biến tôm khá lớn ở Cà Mau rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn là do nguyên nhân này", ông Lực chia sẻ.

Trước tình hình thị trường đang chuyển đổi, để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tôm 4,2 tỷ USD như kỳ vọng, nhiều DN chia sẻ, cần có sự nỗ lực chung của toàn ngành, đẩy nhanh hơn các chương trình hành động mang tính đồng bộ, thiết thực và có tác dộng cụ thể. Trong đó đặc biệt chú trọng kiểm tra, kiểm soát vật tư đầu vào nuôi tôm.

Cụ thể cơ quan chức năng tuyên truyền, kiểm tra, ngăn chặn các chế phẩm không được sử dụng trong nuôi tôm, nhất là kiểm soát chặt các kháng sinh cấm. Chuẩn hoá các cơ sở cung ứng tôm giống, thức ăn theo yêu cầu của thị trường nhằm tạo ra sự đồng bộ chuỗi giá trị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Mặt khác, vấn đề tồn tại lâu nay ở vùng nuôi tôm tại nhiều địa phương là việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn bất cập. Việc chú trọng quy hoạch lại vùng nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng là hết sức cần thiết.

Các DN chế biến xuất khẩu tôm trong vùng cho rằng: Đến kỳ thu hoạch mối lo lớn và tốn kém chi phí là việc thu mua phải kiểm soát chất lượng tôm nguyên liệu. Cần khắc phục tình trạng nuôi tôm tự phát, nhỏ lẻ, nuôi không kiểm soát được thì không thể bán cho hệ thống lớn, chỉ bán cho khu vực chợ nhỏ, giá thấp.

Tổ chức lại sản xuất nuôi tôm, quy mô trang trại, HTX đạt chuẩn nuôi đáp ứng yêu cầu thị trường, để sản phẩm có thể tiêu thụ ở các hệ thống lớn, giá tốt, tạo nền tảng đột phá cho chất lượng, uy tín, thương hiệu tôm Việt.

“Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa tôm nuôi ở các nước đang tác động mạnh, cần lưu ý về truyền thông. Chỉ một sơ suất không lớn nhưng với tác động của truyền thông từ phía đối thủ (các nước bán cùng ngành hàng tôm) sẽ khiến việc tiêu thụ thêm khó khăn. Cách xử lý hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa sơ suất. Muốn vậy, tôm Việt Nam phải sạch, có chứng nhận quốc tế và dễ truy xuất”, ông Hồ Quốc Lực.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm