| Hotline: 0983.970.780

Thái Bình: Dịch tả lợn Châu Phi vẫn tiếp tục phát sinh và lây lan

Thứ Sáu 08/03/2019 , 15:28 (GMT+7)

Đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện ở 10 tỉnh trên cả nước. Tại tỉnh Thái Bình, dịch vẫn tiếp tục phát sinh và lây lan…

5 huyện “dính” dịch

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình, ngày 12/2, DTLCP xuất hiện tại 2 hộ chăn nuôi của xã Đông Đô (huyện Hưng Hà, Thái Bình). Từ đó, đến nay dịch tiếp tục phát sinh và lây lan sang các xã, huyện khác.

Lực lượng cắm chốt kiểm dịch kiểm tra các phương tiện giao thông ra vào địa phương

Đến ngày 6/3 dịch đã xảy ra ở 44 xã, 5 huyện: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Vũ Thư và Thái Thụy. Số đầu lợn đã tiêu hủy là 3.384 con, tổng trọng lượng là hơn 195 tấn.

Để “khoanh vùng, dập dịch”, hàng chục chốt kiểm soát dịch bệnh tại các xã có dịch, những vùng có khả năng bị uy hiếp cao và tại các cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh lân cận như Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng đã được dựng lên. Hàng ngày, lực lượng cắm chốt thực hiện việc rắc vôi, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, kiểm soát xe ra vào…

Ngoài hệ thống loa truyền thanh, tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương thực hiện in tờ rơi, sử dụng xe lưu động để thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch và đề nghị các hộ thực hiện “5 không” theo đúng quy định của Luật thú y.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình lo lắng, hiện nay DTCLP bùng phát nhanh và có nguy cơ lan rộng. Do đó, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc quyết liệt, tập trung mọi lực lượng, phân công về các xã phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo và giám sát công tác phòng chống dịch.

Cũng theo ông Nhương, Thái bình là tỉnh có tỉnh tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ cao, chuồng trại chưa áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học… vì vậy công tác giám sát, kiểm soát dịch bệnh, xử lý ổ dịch còn gặp nhiều khó khăn.
 

Căng mình chống dịch

Từ khi xảy ra DTLCP, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo sát sao các ngành các cấp cùng nhau sắn tay dập dịch. Tuy nhiên, đây là dịch chưa có vắc xin phòng bệnh, tốc độ lây lan cao nên số lượng lợn tiêu hủy do bị ốm, chết trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng.

Phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại xã xuất hiện ổ dịch

Huyện Đông Hưng là huyện thứ 2 của tỉnh Thái Bình xuất hiện ổ DTLCP tại xã Lô Giang. Sau khi có thông tin chính thức về ổ dịch, huyện Đông Hưng đã chỉ đạo các xã có ổ dịch, các xã nằm vùng uy hiếp, vùng đệm tập trung phòng chống dịch bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Theo thông tin mà chúng tôi nắm bắt được, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Đông Hưng đã có hơn 10 xã xuất hiện DTLCP. Công tác phòng chống dịch đang được các địa phương thực hiện nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ…

Có mặt tại xã Nguyên Xá (huyện Đông Hưng), theo ghi nhận của chúng tôi, tại các trục đường liên xã, liên xóm đều có chốt kiểm dịch, vôi bột được vãi phủ trắng đường. Mỗi chốt có 3 - 4 người làm nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Hữu Viên, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyên Xá thổ lộ, sau khi nhận được thông tin trên địa bàn có lợn ốm, chính quyền địa phương đã xuống trang trại kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các thôn, xóm.

Đến ngày 6/3, chính quyền phối hợp với các đơn vị liên quan xuống lấy mẫu bệnh phẩm trên đàn lợn ốm của 5 hộ. Theo đó, 4/5 mẫu bệnh phẩm có virus dương tính với DTLCP. Sau khi có kết quả, toàn bộ số lợn đã được tiêu hủy đúng quy trình.

“Đến ngày hôm nay (8/3) trên địa bàn xã tiếp tục xuất hiện lợn ốm bất thường. Sau khi nhận thông tin từ người dân, chính quyền đã báo cáo vụ việc lên cấp trên và đang chờ cán bộ Trạm Thú y huyện về lấy mẫu”, ông Viên cung cấp thêm thông tin.

Tại các trục đường liên xã, liên xóm đều có chốt kiểm dịch

Để chủ động phòng chống dịch, chính quyền địa phương xã Nguyên Xá đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức trong việc phòng chống dịch. Chỉ đạo các thôn, xóm phát tờ rơi, đài phát thanh xã liên tục thông báo về tình hình dịch bệnh để bà con nắm bắt được…

Láng giềng với xã Nguyên Xá là xã Phong Châu. Cũng như các địa phương khác trong huyện, xã Phong Châu đã thành lập các chốt kiểm dịch nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan trong xã này.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm