| Hotline: 0983.970.780

Thái Bình quyết liệt dập dịch tai xanh

Thứ Sáu 26/10/2012 , 10:10 (GMT+7)

Theo ông Phạm Thành Nhương, Chi cục phó Chi cục Thú y, thì ngành thú y Thái Bình đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý trong việc điều trị bệnh tai xanh của lợn từ những đợt dập dịch trước đây.

Tiêm vắc xin phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn ở xã Bắc Hải

Ngày 17/10/2012, phát hiện lợn bị ốm, một số hộ dân ở thôn An Phú, xã Bắc Hải, huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã báo cáo với ban chăn nuôi - thú y xã. Không chậm trễ, UBND xã lập tức thông báo với Chi cục Thú y. Ngày 18/10, Chi cục Thú y về lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 19/10, xét nghiệm cho kết quả: Những con lợn bị ốm ở Bắc Hải là do bệnh tai xanh.

Ngay trong ngày 19/10, lãnh đạo huyện Tiền Hải đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh tai xanh trên lợn, gồm lãnh đạo huyện, Phòng NN-PTNT, Trạm Thú y... và đã có cuộc họp khẩn với lãnh đạo xã, trưởng các thôn trong xã, ban chăn nuôi - thú y xã. Chi cục Thú y đã tăng cường 2 cán bộ kỹ thuật và 1 bác sỹ thú y để cùng với cán bộ trạm thú y huyện, thú y xã trực tiếp điều trị cho đàn lợn ốm.

Sau cuộc họp, công tác thống kê đàn lợn của xã, thống kê các hộ có lợn ốm đã được tiến hành rất khẩn trương. Sáng 20/10, 3 chốt kiểm dịch đã được thành lập ở 3 “cửa ngõ” ra vào xã, không cho bất cứ một con lợn nào trong xã lọt ra ngoài và ngược lại. UBND xã phát công văn khẩn yêu cầu các hộ giết mổ, buôn bán lợn trong xã ngừng toàn bộ hoạt động. Sáng 20/10, chợ Bắc Hải không còn một kg thịt lợn nào.

Kết quả thống kê cho thấy có 10 hộ ở 3/7 thôn có lợn bị bệnh. Trong tổng số 234 con lợn nuôi của 10 hộ đã có 78 con bị bệnh. Chủ tịch UBND xã Bắc Hải Hoàng Hoa Thám cho biết:

- Kể từ khi phát hiện bệnh tai xanh trên lợn ở Bắc Hải đến nay, lãnh đạo Sở NN-PTNT, lãnh đạo huyện Tiền Hải đã thường xuyên có mặt ở xã để chỉ đạo phòng trừ. Chi cục Thú y, Phòng NN-PTNT, Trạm Thú y huyện đều cử cán bộ chuyên môn tham gia. Các hộ có lợn ốm được quản lý chặt chẽ. Những con lợn ốm có tiên lượng không khỏi được tiêu huỷ.

Huyện đã cấp cho xã 70 kg hóa chất, xã mua 1,7 tấn vôi bột để phục vụ công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng. 3 thôn có lợn bệnh được phun hóa chất, rắc vôi bột 3 lần. Riêng các hộ có lợn bệnh mỗi ngày phun, rắc 2 lần. 4 thôn còn lại được phun hóa chất, rắc vôi bột 1 lần.

Ngày 23/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình công bố dịch lợn tai xanh, có điểm xuất phát là xã Bắc Hải. Ngay trong ngày, cơ quan chuyên môn đã ứng trước trên 3.000 liều vắc xin, chuyển ngay về xã, và ngày 24/10, Ban chỉ đạo dập dịch đã tổ chức 7 nhóm tiêm vắc xin cho đàn lợn trên toàn xã. Hết ngày 24/10, trong tổng số 78 con lợn bệnh, đã tiêu huỷ 22 con có tiên lượng không khỏi, điều trị khỏi triệu chứng cho 40 con, chỉ còn 16 con, đang được điều trị tích cực.

Theo ông Phạm Thành Nhương, Chi cục phó Chi cục Thú y, thì ngành thú y Thái Bình đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý trong việc điều trị bệnh tai xanh của lợn từ những đợt dập dịch trước đây. Kết quả khảo sát cho thấy, với những con lợn đã được tiêm phòng các loại vắc xin phòng dịch tả, phó thương hàn, tụ trùng, đóng dấu... khi bị bệnh tai xanh thì điều trị hiệu quả hơn nhiều với những con chưa tiêm.

Vì vậy năm 2011, Chi cục đã có đề án “Tăng cường năng lực, chủ động kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm”, và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tháng 1/2012, UBND tỉnh có quyết định số 04, quy định một số cơ chế, chính sách về tăng cường năng lực, chủ động kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Theo quyết định trên, thì tỉnh cấp kinh phí mua vắc xin phòng các loại bệnh tả, phó thương hàn, tụ trùng, đóng dấu cho toàn bộ đàn lợn trong tỉnh. Vì vậy, trong đợt dịch tai xanh này, khả năng hồi phục của những con lợn bị bệnh tai xanh rất cao.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm