| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên công nhận thêm 5 làng nghề chè

Thứ Tư 01/11/2023 , 14:17 (GMT+7)

Hiện toàn tỉnh Thái Nguyên có 277 làng nghề được công nhận và đã giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa công nhận thêm 5 làng nghề chè.

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa công nhận thêm 5 làng nghề chè.

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa công nhận thêm 5 làng nghề chè gồm: Làng nghề chè xóm Chằm 7A và Làng nghề chè xóm Chằm 7C, xã Minh Đức (TP. Phổ Yên); Làng nghề chè xóm Văn Trường, xã Sơn Phú, huyện Định Hóa; Làng nghề chè xóm Kim Lan, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương; Làng nghề chè xóm Khe Mong, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ.

Theo đó, tính đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 277 làng nghề được công nhận (184 làng nghề truyền thống và 93 làng nghề). Trong số 277 làng nghề, có 256 làng nghề chè; 7 làng nghề chế biến nông sản; 11 làng nghề đồ gỗ, mây tre đan, dệt mành cọ và 3 làng nghề sinh vật cảnh. Các làng nghề đã giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.

Trong thời gian qua, công tác bảo tồn và phát triển làng nghề luôn được tỉnh Thái Nguyên quan tâm, chỉ đạo. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 10/1/2023 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022 - 2030; các sở, ban ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố đã xây dựng và triển khai các văn bản hướng dẫn, các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Qua đó, bước đầu góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân; nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong làng nghề đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3,4 sao, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ làng nghề; phấn đấu công nhận mới 12 làng nghề; có trên 70% làng nghề hoạt động hiệu quả; có ít nhất 50% số làng nghề có sản phẩm được phân hạng OCOP...

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.