| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên dùng quyền lực 'bức tử' doanh nghiệp, tạo tiền lệ xấu trong đầu tư

Thứ Ba 12/09/2017 , 09:10 (GMT+7)

Bị doanh nghiệp khiếu nại vì ra thông báo tạm dừng dự án với lý do “an ninh chính trị” và Văn phòng Chính phủ có công văn chất vấn, tỉnh Thái Nguyên không giải thích được lý do “an ninh chính trị” là gì...

16-22-38_img_20170814_1019151
Khu đất Dự án vẫn đang bị chiếm hữu trái phép bởi một doanh nghiệp kinh doanh xe máy

Vì thế tỉnh đã giở bài vẽ đường đâm xuyên qua Dự án để thu hồi Giấy Chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp…
 

Xấu chơi

Như Báo NNVN đã phản ánh trong bài "DN bị dồn vào đường cùng vì UBND cấp phép, Tỉnh ủy Thái Nguyên bắt dừng?", Dự án xây Khách sạn & TTTM của Cty Hồng Hưng được tỉnh cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư và đã khởi công nhưng bỗng dưng bị dừng đột ngột bởi một thông báo của Tỉnh ủy với lý do đảm bảo “an ninh chính trị”. 

Thông báo tạm dừng này không chỉ gây tổn thất cho một dự án của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của công ty này. Để làm rõ, Cty Hồng Hưng gửi đơn khiếu nại lên Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu tỉnh Thái Nguyên trả lời lý do “an ninh chính trị” là gì và vì sao phải tạm dừng dự án.

Tuy nhiên, khi báo cáo Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên đã lờ đi không giải thích về thông báo tạm dừng vì lý do an ninh chính trị. Thay vào đó, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên lại nại ra một lý do khác để thu hồi: Dự án không phù hợp với quy hoạch theo Quyết định số 2486/QĐTTg ngày 20/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035; Đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên (trong đó có tuyến đường giao thông đi qua toàn bộ diện tích đất 1.288 m2 của Dự án xây dựng Trung tâm dịch vụ thương mại và khách sạn của Cty Hồng Hưng).
 

Dùng quyền lực trả đũa doanh nghiệp?

Có thể khẳng định, việc UBND tỉnh Thái Nguyên báo cáo Chính phủ rằng Dự án xây Khách sạn & TTTM của Cty Hồng Hưng không phù hợp với quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ là không đúng sự thật.

Bởi lẽ, Quyết định 2486 phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng nêu rõ định hướng: “Thành phố Thái Nguyên phát triển hai bên bờ sông Cầu, theo mô hình đô thị sinh thái, đa trung tâm gắn với việc hình thành các khu chức năng: Trung tâm lịch sử hiện hữu; trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, thương mại - dịch vụ, tài chính - ngân hàng; các khu cải tạo nâng cấp; khu phát triển mới; khu vực phát triển công nghiệp, logistic phía Bắc; khu vực du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp chất lượng cao; khu dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị”.

Như vậy, Dự án xây Khách sạn & TTTM của Cty Hồng Hưng nằm ven bờ sông Cầu là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển thương mại, dịch vụ theo quy hoạch của Thủ tướng.

16-22-38_nh_2
Năm 2013, tỉnh Thái Nguyên đã điều chỉnh quy hoạch cục bộ điểm đấu nối đường Bắc Kạn và Thanh Niên để tạo điều kiện thực hiện dự án TTTM Hồng Hưng

Quyết định của Thủ tướng cũng nhấn mạnh đối với những khu dân cư lịch sử hiện hữu tỉnh Thái Nguyên cần phải tôn trọng quy hoạch cũ từ năm 2005, chỉ được phép chỉnh trang đô thị để tránh quy hoạch chồng lên quy hoạch, gây thiệt hại cho nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, tỉnh Thái Nguyên đã vin cớ thực hiện phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng, vẽ một con đường, xuyên qua Dự án của Cty Hồng Hưng.

Mặc dù trước đó, ngày 13/3/2013, chính UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định 468 về việc phê duyệt điều chỉnh điểm đấu nối đường Thanh Niên giao với đường Bắc Kạn tại tổ 23, phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên.

Nội dung là: “Điều chỉnh điểm đấu nối đường Thanh Niên giao với đường Bắc Kạn từ vị trí giáp trạm xăng hiện có dịch chuyển về phía Đông Nam giáp với cống số 3 hiện có. Lý do điều chỉnh để thực hiện dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Khách sạn Hồng Hưng đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư”.

Quyết định này cho thấy quy hoạch con đường đã được lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên nhiệm kì trước phê duyệt và điểm đấu nối của đường sẽ nằm sát cạnh Dự án.

Vậy nhưng, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên nhiệm kì trước càng quyết tâm triển khai dự án bao nhiêu thì lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên nhiệm kì này càng quyết tâm “thổi bay” dự án bấy nhiêu? Hết viện lý do an ninh chính trị, lại đến lý do không phù hợp quy hoạch của Thủ tướng. Thậm chí còn cố tình điều chỉnh lại cả quy hoạch đã được điều chỉnh để doanh nghiệp không thể thực hiện được dự án.

Tại sao tỉnh Thái Nguyên lại làm vậy? Phải chăng là để trả đũa một doanh nghiệp đã dám khiếu nại việc làm sai trái của lãnh đạo tỉnh lên Trung ương? Hay là để khẳng định quyền lực “tối thượng” của một cá nhân nào đó đang nắm trong tay trọng trách? Cho dù với nguyên nhân, động cơ nào thì tỉnh Thái Nguyên cũng đang tạo một tiền lệ xấu, một tiền lệ của thế hệ lãnh đạo đi sau không tôn trọng quyết định của thế hệ lãnh đạo đi trước. Quản lý nhà nước kiểu như vậy liệu các doanh nghiệp có yên tâm để đầu tư?

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm