| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên : Sâu bệnh tiếp tục gây hại

Thứ Hai 04/10/2010 , 11:59 (GMT+7)

Sau trà lúa mùa sớm, sâu bệnh tiếp tục gây hại trên lúa mùa trung và lúa mùa muộn (chiếm gần 50% diện tích) của tỉnh Thái Nguyên với diễn biến phức tạp.

Cụ thể trà lúa mùa trung bị nhiễm với diện tích là 860 ha, trong đó nhiễm nặng 25ha. Ở trà mùa muộn, diện tích nhiễm rầy là gần 1.400ha, trong đó nhiễm nặng 422ha. Hiện tại, rầy nâu đang ở độ tuổi 1, 2 và trưởng thành, mật độ rầy ở trà lúa mùa trung trung bình từ 613 con/m2, nơi cao 2.460 con/m2, cục bộ 4.000 con/m2, cá biệt tại huyện Võ Nhai, có nơi lên đến 10.000 con/m2. Đối với trà lúa mùa muộn, mật độ rầy trung bình 722 con/m2, nơi cao 2.300 con/m2, cục bộ 4.000-5.000 con/m2, cá biệt có nơi lên đến 8.000 đến 10.000 con/m2, tập trung chủ yếu ở Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình.

Không chỉ nhiễm rầu nâu, rầy lưng trắng, hiện có 738 ha lúa mùa trung và 2.864 ha lúa mùa muộn đã bị nhiễm bệnh khô vằn, tập trung chủ yếu ở Phổ Yên, Phú Bình, Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, thị xã Sông Công và T.P Thái Nguyên. Tỷ lệ nhiễm trung bình 11-12%, nơi cao 60 đến 70%. Theo dự báo của Chi cục BVTV tỉnh Thái Nguyên, rầy nâu và rầy lưng trắng sẽ tăng mật độ, gây hại trên các trà lúa mùa trung giai đoạn chín sữa, chín sáp và trà mùa muộn giai đoạn trỗ bông, phơi màu; sâu đục thân hai chấm tiếp tục gây hại trên trà mùa muộn; sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, chuột, nhện gié tiếp tục gây hai trên cả hai trà lúa. Bởi vậy, Chi cục đã chỉ đạo Trạm BVTV các huyện, thành, thị phối hợp với Trạm Khuyến nông, Phòng NN- PTNT, UBND các xã, thị trấn thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát đồng ruộng, chủ động hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm