| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên "trải thảm" đón VAAS

Thứ Ba 09/03/2010 , 10:39 (GMT+7)

Tỉnh Thái Nguyên vừa mời các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà nông để tổ chức đánh giá kết quả hợp tác giữa tỉnh Thái Nguyên với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam...

Tỉnh Thái Nguyên vừa mời các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà nông để tổ chức đánh giá kết quả hợp tác giữa tỉnh Thái Nguyên với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

Hội thảo đã tập trung phân tích, đánh giá kỹ lưỡng những mặt đã đạt được sau hơn một năm ký kết hợp tác giữa tỉnh Thái Nguyên với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đồng thời chỉ rõ 8 mục tiêu cần quan tâm đầu tư trong thời gian tới là: Huy động nguồn vốn từ các nguồn lực, sản xuất tập trung hạt giống lai, sản xuất chè có thương hiệu mạnh, phát triển chăn nuôi thuỷ sản, sản xuất nấm, rau sạch, đậu tương và giảm mô hình nhỏ lẻ, tập trung sản xuất qui mô lớn.

Hội thảo cũng đã chỉ ra thế mạnh của Thái Nguyên là cần tạo thế và lực cho những cây đã có thương hiệu như cây chè, tuy nhiên, trong tổng số 17.308 ha chè của địa phương này chủ yếu vẫn là giống chè Trung du, mỗi năm thu hoạch được khoảng 160 nghìn tấn búp tươi, nhưng giá bán sản phẩm lại thấp chỉ dao động từ 50 đến 70 nghìn đồng/kg chè búp khô, việc chuyển giao giống chè mới giá trị kinh tế cao còn chậm, hiện tại mới có khoảng 300 ha giống chè Phúc Vân Tiên là có giá bán thương phẩm khá cao, khoảng 180 nghìn đồng/kg. Song, hội thảo cũng thống nhất việc cải tạo và chuyển đổi sang giống chè mới chưa nên làm ồ ạt, vì cây chè Trung du vốn có từ lâu đời, trước mắt nên có hướng cải tạo và chuyển khoảng 20% diện tích đã cằn cỗi sang trồng cây chè giống mới.

Các nhà khoa học đang “ba cùng” với nhà nông các xã La Bằng, Hoàng Nông, Phú Cường, Phú Thịnh, huyện Đại Từ để thâm canh 100 ha chè Trung du già cỗi, cho năng suất tăng 30% so với diện tích không có sự đầu tư khoa học. Đồng thời xây dựng vườn ươm 10 vạn bầu chè ở xã Phú Thịnh, tập huấn cho 500 hộ gia đình chuyên trồng chè về kỹ thuật tăng năng suất cây chè Trung du già cỗi, chuyển giao khoa học và cây giống cho bà con trồng 50 ha chè giống mới LDP1.

Ông Đặng Viết Thuần – Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Tỉnh Thái Nguyên luôn sẵn sàng mời gọi các nhà khoa học, các doanh nghiệp, nhà nông cùng với chính quyền địa phương chung sức nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả cao, nhằm giúp người dân mau xoá đói giảm nghèo.

Trong mô hình sản xuất nấm rơm, hội thảo tập trung đánh giá thành công của mô hình này, khi Hợp tác xã (HTX) Nấm Hùng Sơn, huyện Đại Từ sản xuất ổn định các loại nấm: sò, linh chi, mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm rơm…, mỗi ngày cho ra thị trường gần 5 tạ nấm các loại, với giá bán khá ổn định, khoảng 25 nghìn đồng/kg nấm sò, 70 nghìn đồng/kg nấm đùi gà, tạo việc làm ổn định cho 40 lao động, tổng doanh thu đạt hơn 2,5 tỷ đồng/năm, hiện tại mô hình trồng nấm của HTX Nấm Hùng Sơn đang được nhân rộng sang các hộ gia đình ở các huyện lân cận như: Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương..., đem lại thu nhập ổn định cho người trồng nấm.

Mô hình nuôi cá cũng được đưa ra thảo luận để tận dụng khoảng 300 ha mặt nước lạnh và mặt nước hồ núi cốc đủ điều kiện chăn thả, tuy nhiên phải có nhà máy chế biến thức ăn mới đảm bảo cho việc nuôi cá ổn định và không gây ô nhiễm các nguồn nước. Các mô hình cây lúa, ngô, đậu tương, rau sạch và các loại cây ăn quả có chất lượng cao, đã triển khai hiệu quả ở mô hình thì cần nhân rộng ngay trong năm 2010. 

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất