| Hotline: 0983.970.780

Thảm cảnh của trại giống Nghĩa Văn

Thứ Năm 04/04/2019 , 09:19 (GMT+7)

Kể từ khi tỉnh Yên Bái bán đấu giá trụ sở trại cho Cty tư nhân, hơn chục cán bộ của Trại giống Nghĩa Văn (Trung tâm Giống cây trồng- Vật nuôi Yên Bái) rơi vào thảm cảnh dở khóc dở cười…

10-52-45_1
Văn phòng Trại giống Nghĩa Văn trước khi bán đấu giá

Trại giống Nghĩa Văn nằm trong quy hoạch hệ thống giống quốc gia, với 9 ha ruộng được giao, mỗi năm Trại SX hơn 50 tấn giống hạt lai F1 các giống Nhị ưu 838, LY2099, Việt lai 20…cung cấp cho nông dân tỉnh Yên Bái và một số tỉnh bạn. Trại đã sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, diện tích được giao, không có tranh chấp với bất cứ tổ chức, cá nhân nào.

Điều đáng buồn là trong kế hoạch phát triển quỹ đất thu ngân sách giai đoạn 2018-2020 của tỉnh Yên Bái, Sở TN-MT đã có văn bản trình UBND tỉnh thu hồi trụ sở Trại giống Nghĩa Văn tại tổ 3, phường Trung Tâm, TX Nghĩa Lộ để bán đấu giá.

Trung tâm Giống-Vật nuôi đã tạo mọi điều kiện để Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất (Văn phòng ĐKĐ&PTQĐ) tổ chức bán đấu giá trụ sở trại giống. Ngày 5/12/2018 Văn phòng ĐKĐ&PTQĐ ra văn bản hoan hỉ thông báo: Ngày 1/11/2018, đã tổ chức bán đấu giá thành công đất và tài sản trên đất trụ sở Trại giống Nghĩa Văn với số tiền là 25,14 tỷ đồng, ngày 21/11/2018 UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận kết quả đấu giá.

10-52-45_2
Cánh đồng SX hạt lai F1 của Trại giống Nghĩa Văn

Ngày 18/4/2018 Trung tâm Giống-Vật nuôi tỉnh có văn bản trả đất đang sử dụng cho nhà nước và đề nghị UBND tỉnh cấp nguồn kinh phí để Trung tâm xây dựng lại Văn phòng Trại giống Nghĩa Văn, kho lạnh bảo quản giống tại tổ 20, phường Pú Trạng, TX Nghĩa Lộ.

Mặc dù việc bán đấu giá đã thành công, nhưng Trung tâm Giống-Vật nuôi vẫn chưa nhận được tiền để sửa chữa lại Văn phòng Trại giống, trong khi đó Văn phòng ĐKĐ&PTQĐ liên tiếp ra “tối hậu thư” và điện thoại yêu cầu Trại phải chuyển đi trước ngày 30/11/2018.

Vì vậy, Văn phòng Trại giống buộc phải chuyển lên khu chế biến hạt giống, ngày 14/3/2019 bàn giao toàn bộ tài sản: Nhà cửa, kho tàng…của trụ sở Văn phòng Trại giống cho Văn phòng ĐKĐ&PTQĐ.

10-52-45_3
Khu chế biến thóc giống tạm thời làm văn phòng Trại giống

Ngày 30/3/2019 PV Báo NNVN lên khu chế biến hạt giống của Trại giống Nghĩa Văn. Anh Vũ Thanh Sơn, cán bộ kỹ thuật dẫn chúng tôi xem mà không thể tin nổi một cơ sở khoa học giống cây trồng của tỉnh lại đang phải tá túc trong ngôi nhà chế biến hạt giống nền xi măng đã bong tróc, bàn làm việc kê sát các hộc sấy lúa giống bụi bặm. Còn ngôi nhà cấp IV thì đã xuống cấp nặng nề, trần thủng, mái hỏng do không được cấp tiền sửa chữa, nơi đây đã trở thành nhà kho để các thiết bị chế biến hạt giống.

Ông Nguyễn Quốc Bảng, Trại trưởng cay đắng nói: Lúa giống đã trỗ, chỉ một tháng nữa là chúng tôi phải đưa hạt giống về đây chế biến. Lúc đó thì chúng tôi không thể ngồi đây được, chắc phải kê bàn ghế ra gốc nhãn ngoài kia thôi…

Ông Nguyễn Huy Bái, GĐ Trung tâm Giống cây trồng-Vật nuôi tỉnh Yên Bái, ngán ngẩm: Kể từ tháng 4/2018 chúng tôi đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh cấp tiền sửa chữa khu chế biến cho trại giống có chỗ làm việc. Đến nay đúng một năm, Trung tâm gửi không biết bao nhiêu văn bản, rồi cả ABC “vận động” ngoài hành lang, nhưng vẫn chưa nhận được một xu và cũng chưa nhận được câu trả lời của UBND tỉnh.

Như vậy, khi cán bộ Trại giống Nghĩa Văn đã bị đẩy ra khỏi trụ sở rồi thì sống chết mặc bay, tiền bán đấu giá đã bỏ túi thì cứ đợi đấy nhé…

10-52-45_4
Bàn làm việc kê cạnh hộc sấy lúa
10-52-45_5
Ngôi nhà cấp IV dột nát, mái đã thủng dự kiến làm Văn phòng

Xem thêm
Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất