| Hotline: 0983.970.780

Thâm canh dưa lê xuân hè

Thứ Năm 05/03/2015 , 09:46 (GMT+7)

Với sự ra đời của nhiều giống dưa lê tiến bộ siêu ngọt được đưa vào áp dụng trong SX hiện nay đã thúc đẩy thị trường tiêu thụ cũng như được nhiều nông dân quan tâm gieo trồng.

Qua thực tế chỉ đạo, theo dõi một số mô hình dưa lê siêu ngọt trình diễn ở các vụ trong những năm gần đây, xin trao đổi một số kinh nghiệm để đạt hiệu quả khi thâm canh cây trồng này vụ xuân hè.

Giống: Nên lựa chọn các giống dưa lê lai F1 siêu ngọt có những đặc điểm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay là: Dưa có kích thước quả vừa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng, cùi dày, ít hạt, vị thơm đặc trưng… Một số giống dưa lê lai siêu ngọt phổ biến hiện nay là Ngân Huy, Thanh Lê, NS-333, Hồng Ngọc…

Thời vụ: Dưa lê ưa biên độ nhiệt rộng hơn dưa hấu (18 - 32 độ C). Vì vậy thời vụ trồng dưa lê đối với các tỉnh miền Bắc nước ta có thể tiến hành từ tháng 2 đến tháng 9 DL. Tuy nhiên với dưa lê xuân hè gieo trồng thích hợp nhất vẫn là sau tiết lập xuân (năm 2015 với thời tiết dự báo là ấm thì có thể gieo hạt từ trung tuần tháng 2 đến hết tháng 3 DL).

Ngâm ủ hạt và làm bầu: Lượng hạt cần cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) khoảng 20 - 25 gr. Hạt được ngâm bằng nước ấm (3 sôi 2 lạnh) cho đến khi “no nước”, rửa sạch nhớt rồi đem vào ủ trong lòng con gà đang ấp hoặc vùi dưới đất nếu gặp trời lạnh < 15 độ C. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

Vụ xuân hè do thời tiết đầu vụ trời rét, ít nắng, nồm ẩm nên bố trí gieo cây con trong bầu và có khung ni lông che chắn để giúp cho cây phát triển được thuận lợi. Dùng túi ni lông hay lá chuối quấn đường kính khoảng 5 cm, cao 5 cm. Trộn đều đất bột với phân chuồng mục đã ủ với lân được xử lý theo tỷ lệ 2 đất + 1 phân. Cho hỗn hợp đã trộn vào 4/5 chiều cao của bầu. Sau khi đặt hạt vào bầu, rắc một lớp đất bột trộn với trấu mục rồi tưới đủ ẩm. Che sương và giữ ấm cho cây con bằng khung ni lông trắng có chiều cao khoảng 0,8 -1 m.

Thời kỳ cây con trong bầu không nên cung cấp dinh dưỡng cho cây qua đường gốc sẽ làm cây bị thối hỏng rễ non. Tốt nhất nên bổ sung bằng các chế phẩm phân qua lá giàu vi lượng và canxi định kỳ 4 - 5 ngày/lần. Lượng phân sử dụng chỉ cần bằng 1/2 so với lượng cho cây trưởng thành. Đồng thời, tưới bổ sung thêm chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma để giảm thiểu lượng cây non chết vì bệnh thắt thân (lở cổ rễ). Khung che cần đóng mở linh hoạt để đảm bảo cây được ấm và không quá ẩm.

Tưới nước cho cây dưa lê trong bầu cũng cần lưu ý chỉ nên tưới đủ ẩm(nước ngấm hết vào đất sau khi tưới) và không tưới quá muộn. Đảm bảo cho cây con về đêm luôn khô nước trên thân lá.

Làm đất, trồng cây: Đất trồng dưa lê tốt nhất không trồng trên ruộng đã trồng cà chua, cà pháo, bí, khoai tây, ớt, dưa và ruộng cây trồng trước đã bị héo xanh. Xử lý đất trồng bằng vôi tả (30 - 40 kg/sào) hoặc chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma. Lên luống rộng 1,8 - 2 m cả rãnh, cao 25 - 30 cm, rãnh rộng 30 - 35 cm. Luống thoải dần về hai bên mép. Nên dùng màng phủ chuyên dùng cho rau màu với dưa lê xuân hè. Trồng cây theo hàng, cây cách cây 25 - 30 cm, đảm bảo 700 - 800 cây/sào.

Bón phân, chăm sóc: Lượng phân bón cho 1 sào khoảng 300 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế (30 kg) + 7 - 8 kg urê + 10 - 12 kg kali + 25 - 30 kg supe lân.

Bón lót toàn bộ phân chuồng và 3 kg urê + 3 kg kali vào rạch cách gốc dưa 20 cm.

Bón thúc lần 1 kết hợp với vun xới sau trồng 15 - 20 ngày: Bón 2 kg đạm + 2 kg kali.

Bón thúc lần 2: Khi có hoa cái nở, bón 2 kg đạm + 2 kg kali.

Thúc lần 3: Sau trồng 40 - 45 ngày, bón hết lượng phân còn lại.

* Lưu ý: Trước lần bón thúc đợt 1 có thể tưới nhử cho cây dưa non bằng 0,5 kg urê + 1 kg supe lân kết hợp với phun phân vi lượng qua lá. Tốt nhất nên sử dụng phân bón chuyên dùng cho dưa để bổ sung dinh dưỡng cho dưa kịp thời.

Điều tiết nước: Thường xuyên giữ đủ ẩm cho dưa mới đạt hiệu quả. Nên tưới ngấm cho dưa, không nên té lên thân lá dưa nhất là khi chiều tối. Thời kỳ cây ra hoa và quả non cần nhiều nước.

Tỉa nhánh, bấm ngọn: Khi thân chính có 4 - 5 lá thật thì bấm ngọn. Nhánh cấp 1, cấp 2 có 4 - 5 lá lại bấm tiếp. mỗi cây chỉ nên để 3 - 5 quả tùy theo các giống. Lần cuối cùng bấm ngọn để lại 2 - 3 lá sau quả.

Ngoài ra, cần tỉa lá già, lá bệnh không còn khả năng quang hợp, lá bị che khuất… Trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày bấm ngọn và quả không có khả năng cho thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc "4 đúng". Tốt nhất nên thực hiện theo quy trình Vietgap để đảm bảo cho sản phẩm được an toàn.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm