| Hotline: 0983.970.780

Thăm cù lao ông Hổ

Thứ Tư 10/02/2010 , 16:25 (GMT+7)

Nằm trên dòng sông Hậu, giữa hai bờ Long Xuyên và Chợ Mới là cù lao Ông Hổ, quê hương của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (1888 - 1980).

Nằm trên dòng sông Hậu, giữa hai bờ Long Xuyên và Chợ Mới là cù lao Ông Hổ, quê hương của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (1888 - 1980).

Đơn vị hành chính của cù lao Ông Hổ là xã Mỹ Hòa Hưng, thuộc thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, có diện tích 2.112 ha và dân số 21.698 người. Đây là một cù lao xanh, nơi người dân chuyên sống với nghề nông nghiệp. Gần đây, nó còn là một địa chỉ du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang.

Tên hành chính là “Mỹ Hòa Hưng”, nhưng có lẽ người dân An Giang nói riêng, người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, biết đến tên dân gian “cù lao Ông Hổ” nhiều hơn. Lí do, tên “Ông Hổ” gắn liền với truyền thuyết đẹp về “Con Cọp có nghĩa”, mà người dân ở đây vốn kính trọng và tôn thờ như một vị thần, bằng danh xưng “Ông Hổ”. 

Làng bè cù lao Ông Hổ trên sông Hậu

Truyền thuyết kể rằng, trước đây trong quá trình hình thành cù lao, ở lưng cồn là vùng đất được bồi đắp sớm, nền đất ở đây nổi lên cao hơn. Dần dà, nơi ấy đã mọc thành một khu vườn cây dầu. Lúc bấy giờ, có một gia đình ông bà lão không con, sống bằng nghề chài lưới, đến trú ngụ. Trong một lần đi thăm lưới, họ thấy một con vật mắc lưới. Tưởng con mèo, nhưng khi ông lão đến gần để cứu con vật, bị nó gầm gừ, đe dọa, ông mới biết là cọp con. Ông lão đưa cọp con về nuôi. Hai ông bà thương cọp và chăm sóc nó như con đẻ.

Sau này, ông bà lão chết đi, người dân đến khai phá đất cồn, cọp đã lớn không còn đất sống, nên đã bỏ cù lao về lại núi rừng. Tuy nhiên, chú cọp này vẫn nhớ công chăm sóc của ông bà lão. Hàng năm theo lệ, cọp vẫn về lại cù lao vào ban đêm, mang theo hươu, nai, heo rừng mà cọp săn được để tế ông bà lão. Lần cuối cùng, người ta thấy cọp đi quanh hai nấm mồ, nhưng đến nửa đêm thì cọp chết. Thương con vật sống có tình, dân làng chôn cất con vật giữa hai nấm mồ của ông bà lão. Từ đó, dân làng lập miếu thờ Ông Hổ và đặt tên cho cù lao này là cù lao Ông Hổ.

Từ một vùng đất đẹp, hữu tình về mặt cảnh trí địa lí, lẫn tên gọi, nay vùng đất này còn thêm một niềm tự hào lớn nữa; đó là nơi sinh ra anh thợ máy Tôn Đức Thắng, người sau này trở thành Phó chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi Bác Hồ mất thì Bác Tôn giữ cương vị Chủ tịch nước cho đến ngày hai miền Bắc Nam thống nhất 30/4/1975 và trở thành Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ ngày Bác Tôn mất, chính quyền tỉnh An Giang đã tôn tạo khu nhà ở thuở thiếu thời của Người thành khu di tích khang trang, bề thế, uy nghiêm với diện tích lên đến 7 ha, kinh phí đầu tư có đến hàng trăm tỉ đồng. 

Đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 30/3/1980)

Khu di tích Bác Tôn gồm có 3 hạng mục chính: nhà cổ, đền thờ và khu lưu niệm. Ngoài ra, có đất cảnh quan, công viên, bến nước cùng những công trình phụ, và đường đi lối lại trong khuôn viên với hoa kiểng được chăm sóc, cắt tỉa cẩn thận.

Nhà cổ chính là ngôi nhà Bác Tôn Đức Thắng sinh ra và lớn lên cùng gia đình. Căn nhà này được cất trước 1 năm ngày Bác chào đời, năm 1887. Tính đến nay đã 122 năm tuổi. Nhà cất hai mái, lợp ngói âm dương. Trong nhà, một số đồ dùng như ngựa gỗ, bàn, ghế, tủ thờ, vẫn còn được gìn giữ cho tới ngày nay, nhờ sự chăm sóc, gìn giữ của người em Bác là bác Tôn Đức Nhung.

Đền thờ của Bác Tôn được Nhà nước đầu tư xây dựng khá bề thế. Đền có hai mái chính và hai mái phụ với hai tầng mái ngói. Khuôn viên chính điện là 110 m2, ứng với tuổi đời của Bác khi nhà được xây cất. Trong đền có tượng bán thân Bác Tôn được đúc bằng đồng đen cũng nặng 110kg, tương đương với năm đúc tượng mừng sinh nhật 110 năm của Bác. Để tạo được sự linh thiêng và yên tỉnh cho khu đền, khách tham quan phải qua một chiếc cầu vồng bắc ngang qua một lạch nước nhỏ 10m, được thả cá để tạo cảnh quan cho khu đền. Xung quanh đền là những cây xanh cổ thụ được trồng để tạo cảnh và là nơi chim về hót kêu ríu rít.

Khu lưu niệm Bác Tôn gồm có một nhà lưu niệm đối diện với đền thờ và một nhà ATK (an toàn khu) để ghi nhớ nơi làm việc trong 9 năm kháng chiến chống Pháp của Bác. Một nhà khác trưng bày 23 bức tượng điêu khắc gỗ thuộc loại gỗ quý gắn với chủ đề miêu tả cù lao Ông Hổ và sự nghiệp hoạt động của Bác Tôn. Ngoài trời, còn trưng bày hai hiện vật lớn gắn với cuộc đời của Bác; đó là chiếc ca nô và chiếc chuyên cơ. 

Chuyên cơ chở Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Chiếc ca nô được xem như vật lưu niệm gắn với đời hoạt động của Bác. Nguyên là chiếc ca nô hư máy của Pháp bỏ lại Côn Đảo, được anh thợ máy Tôn Đức Thắng sửa lại và chính Bác lái để đưa anh em cùng ở tù ngoài Côn Đảo về đất liền. Còn chiếc chuyên cơ YAK-40, ký hiệu VN-A452 của Hàng không Việt Nam là chiếc máy bay đã đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh) để chủ trì Đại lễ mừng chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15/5/1975. Chuyên cơ được đưa về khu lưu niệm, hoàn thành lắp đặt ngày 28/7/2007.

Anh Tám Tri, phụ trách khu bảo tồn cho biết: “Khách tham quan đến Mỹ Hòa Hưng hàng năm có trên 100.000 lượt người. Đông nhất là vào những dịp lễ, Tết và ngày sinh nhật Chủ tịch Tôn Đức Thắng, 20/8. Hi vọng sự mở thêm những hạng mục du lịch và sự nâng cấp cơ sở hạ tầng tới đây sẽ thu hút được nhiều hơn du khách đến với cù lao xanh thơ mộng này”.

Trước những năm 1980, nơi đây chỉ là một cù lao xanh yên lành, dân sống dựa vào nghề ruộng, rẫy, nuôi trồng, đánh bắt; đường đi lối lại hãy còn nhỏ hẹp, sình lầy, cầu cống, đê đập tạm bợ. Nay, cù lao Ông Hổ có hệ thống đường giao thông khá hiện đại với đường tráng nhựa, cầu bê tông kiên cố, đảm bảo xe ô tô có thể đến được các ấp của xã.

Anh Lê Văn Lắm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cho biết thêm: “Khách tham quan từ thành phố Long Xuyên có thể đến cù lao qua hai bến phà chính là phà Ô Môi về khu đền Bác hay phà Trà Ôn về Ủy ban xã. Ngoài ra, còn ba bến chẹt (phà nhỏ) để khách có thể đến cù lao từ nhiều hướng. Trong xã các đường ô tô nối liền nhau. Ở những nơi thích hợp, xã đã lắp đặt những biển báo để khách biết đường đến những khu du lịch được quy hoạch, như: Trung tâm xã, Trung tâm dịch vụ thương mại – triển lãm, Khu văn hóa lịch sử Nam Bộ, Khu cắm trại dã ngoại, Khu du lịch nghỉ dưỡng- sông nước, Vườn sinh thái Nam Bộ... hoặc đi thăm Khu làng bè nuôi cá nước ngọt…”.

Trong tương lai, các khu du lịch này sẽ được hoàn thành. Cù lao Ông Hổ sẽ là điểm đến lí tưởng khi du khách đến An Giang. Ngoài du lịch sinh thái, nơi đây còn là điểm du lịch “Về nguồn” để tìm hiểu văn hóa, lịch sử… Việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch này sẽ góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, truyền thống đấu tranh, xây dựng của địa phương cho khách tham quan trong và ngoài nước. Trước nữa là hướng đến việc giáo dục tình yêu đất nước, dân tộc cho thế hệ trẻ.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

U23 Việt Nam thắng 2-0 U23 Malaysia, cầm chắc tấm vé vào tứ kết

Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã giành chiến thắng 2-0 trước U23 Malaysia, chúng ta nắm chắc ngôi đầu và tràn trề cơ hội vượt qua vòng bảng.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm