| Hotline: 0983.970.780

Thấm đập hồ Núi Cốc: Đừng quá lo lắng, hoang mang!

Thứ Ba 27/06/2017 , 09:30 (GMT+7)

Trước lo ngại của nhân dân vùng hạ du cũng như sự quan tâm của dư luận cả nước đối với công trình quan trọng hồ Núi Cốc, ông Đồng Văn Tự - Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình và an toàn đập (thuộc Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT) khẳng định rằng, nhân dân và dư luận đừng quá lo lắng, hoang mang.

17-09-01_ong_dong_vn_tu
Ông Đồng Văn Tự - Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình và an toàn đập, Tổng cục Thủy lợi

Liên quan đến hiện tượng rãnh thoát nước hạ lưu hồ Núi Cốc bị gãy đổ dài 200 m, một số vị trí bị lún sụt dài tới 8m, đập chính hồ đứng trước nguy cơ bị vỡ, UBND tỉnh Thái Nguyên phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Bộ NN-PTNT đã kiểm tra, cùng phối hợp với tỉnh Thái Nguyên khẩn trương tìm cách khắc phục hiện tượng này.

“Hiện tượng đập bị thấm này đã từng xảy ra với nhiều hồ đập như thế và chúng ta có đủ biện pháp, trang thiết bị để khắc phục, sửa chữa”, ông Tự cam đoan.

Ông có thể cho biết cụ thể hơn hiện trạng hiện nay ở hồ Núi Cốc?

Đang rất an toàn. Hồ Núi Cốc là công trình quan trọng quốc gia. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nó bị thấm ở thân đập tại mặt cắt giữa đập, Tổng cục Thủy lợi tham mưu Bộ NN-PTNT có văn bản gửi UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị xử lý cấp bách nhằm đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ đối với đập.

Qua kiểm tra, đánh giá của đơn vị tư vấn H1 thấy đập bị thấm vượt mức cho phép (cho phép đối với đập này là 1 x 10-4, hiện là 5 x 10-4). Đồng thời đống đá tiêu nước phía sau đập do nó lâu ngày bị tắc. Đơn vị tư vấn đã đưa ra giải pháp sửa chữa lại đống đá tiêu nước, đồng thời khoan phụt tạo màng chống thấm tại tim đập. Tất cả những việc này tư vấn đã thiết kế xong, báo cáo tỉnh Thái Nguyên để sớm triển khai thi công.

Trong thực tế, hồ, đập trong nước ta đã xảy ra các hiện tượng nào tương tự thế này chưa, thưa ông?

Việt Nam chúng ta chủ yếu là đập đất, hầu hết hồ chứa thủy lợi là đập đất. Hiện tượng thấm ở đập đất là phổ biến. Tuy nhiên đối với những đập thấm vượt cho phép thì chúng ta phải có biện pháp xử lý kịp thời, nhất là các đập lớn để đảm bảo an toàn. Đã có rất nhiều đập xảy ra hiện tượng tương tự và chúng ta đã tiến hành xử lý như thế rồi. Rất yên tâm.

Thưa ông, đối với hồ Núi Cốc có dự báo khó khăn gì cho quá trình xử lý không?

Với công nghệ hiện nay thì chúng ta có thể hoàn toàn xử lý được một cách đảm bảo, an toàn. Hai giải pháp trên là tối ưu nhất hiện nay. Điều đó không có gì lo lắng.

Hiện nay mực nước hồ rất thấp so với dâng bình thường là trên 8m. Việc xử lý này sẽ được tiến hành trước khi tích nước và sẽ chạy đua được với mùa mưa bão, dự kiến khoảng 45 ngày thi công là xong việc sửa chữa khắc phục hiện tượng này.

Đâu là nguyên nhân đập hồ Núi Cốc bị gãy đổ dài 200m, một số vị trí bị lún sụt dài tới 8m, thưa ông?

Đập chính hồ Núi Cốc là đập đất đồng chất, được thi công từ những năm cuối thập niên 70, thời điểm công cụ thi công đơn sơ, lạc hậu nên chất lượng đất đắp thân đập có thể chưa thực sự đảm bảo theo yêu cầu thiết kế.

Qua thời gian sử dụng, chất lượng đất đắp cũng như các bộ phận khác của đập dần bị xuống cấp. Hiện nay đất đắp thân đập có hệ số thấm vượt quá hệ số thấm cho phép như đã nói ở trên; đồng thời đống đá tiêu thoát nước thân đập có hiện tượng bị tắc dẫn đến đường bão hòa trong thân đập dâng cao lên mái hạ lưu đập.

Mái hạ lưu đập đã được bảo vệ bằng bê tông cốt thép tấm lát để tránh những tác động bên ngoài. Tuy nhiên khi đống đá thoát nước bị tắc, việc gia cố mái hạ lưu bằng tấm bê tông cốt thép lại làm bịt kín đường thoát ra của dòng thấm ở mái hạ lưu đập, dẫn đến nước bị ứ đọng, dâng cao trong thân đập và thoát ra tại những vị trí xung yếu (khe hở) của tấm lát bê tông cốt thép. Việc này lý giải cho những hiện tượng thực tế xuất hiện ở đập chính Núi Cốc hiện nay.

Hồ Núi Cốc là một hồ chứa nhân tạo đa mục tiêu. Theo thiết kế, hồ thực hiện nhiệm vụ cấp nước tưới cho 12.000 ha đất canh tác nông nghiệp, cấp nước cho công nghiệp 40 – 70 triệu m3 mỗi năm; phòng lũ, du lịch, nuôi trồng thủy sản và cải thiện môi trường.

Những hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho đập, hồ chứa. Vì vậy, việc xử lý hiện tượng hư hỏng này để đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình và vùng hạ du là vô cùng cấp bách.

Thưa ông mùa mưa bão đang đến gần, các ngành chức năng cần phải làm lúc này là gì để hệ thống hồ, đập thủy lợi trong cả nước được an toàn?

Việc hư hỏng của hồ, đập là chúng ta phát hiện sớm, xử lý kịp thời thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên với tất cả hồ chứa lớn thì phải nâng cao năng lực dự báo mưa để chủ động vận hành đảm bảo an toàn cho hạ du. Hiện nay hầu hết hồ chứa lớn trong cả nước đều được lắp các trạm đo mưa tự động để hỗ trợ cho việc vận hành của hồ, đập, đồng thời tăng cường công tác thông tin cho người dân vùng hạ du khi công trình xả lũ.

Đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm thông báo cho người dân khi xả lũ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra như thuyền bè và người dân hai bên bờ sông. Nhìn chung chúng ta phải tăng cường công tác quản lý, công tác xây dựng các phương án phòng chống, bảo đảm an toàn về công trình và vùng hạ du.

Tất cả các hồ chứa lớn đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật để giảm thiểu tối đa rủi ro do thiên tai trong bối cảnh diễn biến của biến đổi khí hậu bất thường, cực đoan những năm gần đây. Chúng ta không thể chủ quan mà phải luôn luôn chủ động phong tránh. Tất cả các hồ chứa khác cũng làm như thế, không đến mức phải hoang mang.

Nếu những hư hỏng này mà thiếu sự quan tâm, thiếu phát hiện và không có giải pháp khắc phục sửa chữa thì mới là điều đáng lo ngại.

Nhân đây, tôi đề nghị tỉnh Thái Nguyên thực hiện tốt công văn ngày 5/6/2017 của Bộ NN-PTNT, trong đó lưu ý rằng, UBND tỉnh sớm bố trí kinh phí, chỉ đạo thực hiện sửa chữa, khắc phục những hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đập của 8 hồ chứa nước (Núi Cốc, Bảo Linh, Suối Lạnh, Cây Thị, Đầm Chiễu, Trại Đèo, Na Long và Khuôn Nanh), đặc biệt là việc xử lý thấm tại thân đập chính và thiết bị đóng mở cửa van tràn hồ Núi Cốc.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm