| Hotline: 0983.970.780

Thăm đất ông Trần

Thứ Hai 17/01/2011 , 11:11 (GMT+7)

Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu (1855-1935), người làng Thiên Khánh, tổng Hà Thanh, quận Giang Thành (nay là xã Tân Khánh Hòa, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang).

Long Sơn là xã ngoại thành, cũng là xã đảo duy nhất của thành phố Vũng Tàu. Từ bờ biển Vũng Tàu nhìn sang, thấy Long Sơn ở ngay trước mặt, với “xương sống” là dãy núi Nứa nhấp nhô, trông như một con rồng xanh khổng lồ, đang vươn mình ra uống nước biển.

Có lẽ vì là xã ngoại thành duy nhất của thành phố Vũng Tàu, một thành phố thuộc hàng khá giả nhất nước, nên Long Sơn cũng đã được quan tâm đầu tư không ít, nhất là đường xá. Con đường chính chạy gần như vòng quanh đảo được rải nhựa phẳng phiu đã đành, những đường ngang, đường nhánh khác, cũng đều đã được rải nhựa tươm tất.

Nhà Lớn, di tích kiến trúc, tôn giáo nổi tiếng nhất trên đất Long Sơn nằm ngay gần con đường chính của xã. Tại đây, chúng tôi gặp một người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Bé. Bà là con cháu của những người đã được ông Trần cưu mang khi mới tới cư ngụ trên đất Long Sơn này. Vì thế, từ nhỏ, theo ông bà, cha mẹ, bà Bé đã sinh hoạt trong đạo ông Trần. Hiện bà Bé đang là thành viên điều hành Nhà Lớn. Biết tôi có ý định tham quan khu di tích này, bà dẫn tôi đi liền. Từ nhà Thánh, nhà Hậu, tới lầu Cấm, lầu Phật, lầu Trời, lầu Tiên, lầu Dài… Bà Bé đi hơi nhanh, khiến cho tôi không có nhiều thời gian dừng lại để ngắm nhìn thật kỹ từng mái ngói, từng cây cột, bức hoành phi hay bộ bàn ghế xưa nào đó… Nhưng tôi cũng kịp thấy tận mắt những chi tiết kiến trúc, những vật dụng, phần lớn làm từ gỗ quý, được chế tác tinh xảo theo quan niệm thẩm mỹ dân gian hồi cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, do ông Trần thuê thợ làm hay sưu tầm từ khắp các vùng miền trong cả nước.

Vừa đi, bà Bé vừa kể về ông Trần. Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu (1855-1935), người làng Thiên Khánh, tổng Hà Thanh, quận Giang Thành (nay là xã Tân Khánh Hòa, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang). Thời trẻ, ông theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa coi trọng việc tu thân, học Phật, nhớ ơn tổ tiên, đất nước, dân tộc, đồng bào, hoạt động từ thiện… Đồng thời, đây cũng là một tổ chức kháng Pháp ở miền Tây Nam Bộ theo lời kêu gọi của phong trào Cần Vương hồi cuối thế kỷ 19. Sau khi phong trào kháng Pháp thất bại, ông Mưu phải rời bỏ quê hương, đưa gia quyến và một số đồng đạo tìm đến miền Đông Nam Bộ để tránh sự truy lùng của giặc. Sau một thời gian định cư ở Vùng Vằng (nay thuộc thị xã Bà Rịa), rồi Rạch Dừa (phường 10, TP Vũng Tàu), tới năm 1900, ông Mưu mới quyết định đặt chân lên vùng núi Nứa, tức Long Sơn ngày nay. Ngày ấy, xã đảo hãy còn là một vùng núi non hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, thiếu nước ngọt…, nên hầu như chưa có người sinh sống. Bất chấp những hiểm nguy, bất lợi ấy, ông Mưu đã động viên con cháu, đồng đạo cùng nhau khai hoang, mở mang nghề làm muối, trồng lúa, đánh bắt hải sản… Khi kinh tế đã ổn định, ông tiếp tục quy tụ lưu dân ở các nơi, nhất là từ miền Tây Nam Bộ tới để lập nên ấp Bà Trao. Để bà con yên tâm lập nghiệp trên vùng đất mới, ông bỏ tiền bạc ra xây 6 dãy nhà phố để những ai chưa có nhà cửa có chỗ tá túc. Khi nào đã cất được nhà riêng, ông Mưu sẽ lấy lại những căn nhà phố đó để cho người tới sau tá túc, hoặc để cho khách phương xa có chỗ nghỉ ngơi. Ông cũng đã bỏ ra nhiều tiền bạc để dựng chợ Long Sơn, xây trường học dạy chữ quốc ngữ cho trẻ em, làm nhà mát để ngư dân có chỗ nghỉ ngơi… Năm 1904, ông Trần mở kho gạo cứu đói co dân miền Tây Nam Bộ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nặng nề. Tiếng lành vang xa, dân nghèo từ nhiều nơi tìm đến vùng núi Nứa ngày càng nhiều, từ ấp Bà Trao ban đầu dần mở mang thêm nhiều thôn, ấp khác để hình thành nên xã Long Sơn bây giờ.

Ngày ấy, nước ngọt ở Long Sơn còn rất hiếm nên ông Mưu thường ở trần, khi cần bận quần áo đàng hoàng, ông chỉ mặc bộ đồ bà ba đen. Từ đó, người dân Long Sơn gọi ông là ông Trần. Ở nơi đất mới, ông Trần tu đạo theo hướng riêng của mình. Đạo của ông không nói tới những chuyện cao siêu, không cần giáo lý, không lập chùa, miếu, không tụng kinh, không ép buộc ăn chay. Ông chỉ dạy con cháu và đệ tử về đạo làm người. Theo đó, đã là người thì phải có hiếu với cha mẹ, tổ tiên, biết kính trên, nhường dưới, chỉ làm điều phải, không làm điều sai trái, ăn ở ngay thẳng, thật thà, luôn biết tuân theo phép nước ... Đặc biệt, đạo ông Trần đề cao sự bình đẳng của con người, nhất là khi đã chết. Vì thế, ông đã làm ra một chiếc áo quan dùng chung cho tất cả mọi người chết. Nhà nào có người chết, cứ đến lấy áo quan đó vể tẩm liệm. Khi đưa tang ra ngoài nghĩa địa, người chết được bó vào chiếu rồi chôn xuống mộ phần, áo quan đó được đem về để tiếp tục dùng cho những người chết khác.

Cả đời ông Trần chỉ lo lao động và làm việc thiện, những đạo lý mà ông truyền dạy, đều hợp với lẽ sống và tính cách của người nông dân Nam Bộ. Do đó, nhiều thế hệ người dân Long Sơn đã và đang tin theo ông. Điều dễ nhận thấy khi tới Long Sơn là có rất nhiều ông già, đàn ông trung niên, thậm chí thanh niên trai tráng, hàng ngày vẫn chỉ mặc bộ đồ ba ba đen đúng theo kiểu quần áo mà ông Trần thường mặc trăm năm trước, đi kèm theo đó là mái tóc dài búi lại sau đầu và bộ râu dài. Đàn bà cũng mặc bộ bà ba đen, búi tóc theo kiểu xưa. Đó chính là những đệ tử của ông Trần. Dân xã đảo sống hiền hòa, chân thật, chăm chỉ làm ăn, thường giúp đỡ lẫn nhau và làm công tác thiện nguyện. Đặc biệt, nhiều tập tục đẹp, mang tính tiến bộ, do ông Trần đưa ra từ trăm năm trước, đến giờ vẫn được dân xã làm theo: đám tang thực hiện ngay trong ngày, không để quá 24 giờ, không cần xem ngày giờ chôn cất; đám cưới cũng không xem ngày giờ, mà cứ chọn ngày mùng 1 hoặc 16 âm lịch hàng tháng mà tổ chức, chỉ nấu xôi chè cúng ông bà, không bày cỗ bàn linh đình …

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm