| Hotline: 0983.970.780

Thăm làng “bà chúa Sao Sa”

Thứ Ba 31/01/2012 , 09:55 (GMT+7)

Trong số các nữ sỹ tài danh, việc thi đỗ tiến sỹ, được triều đình phong quan chức, thì chỉ có một mình “bà Chúa Sao Sa” Nguyễn Thị Duệ là làm được.

Tượng đồng của Tinh phi Nguyễn Thị Duệ

Thời phong kiến, nước ta không thiếu những nữ sỹ tài danh, nhưng thi đỗ tiến sỹ, được triều đình phong quan chức, thì chỉ có một mình “bà Chúa Sao Sa” Nguyễn Thị Duệ.

 

Vì cùng với con hát và một số thành phần bị coi là “thấp kém” khác trong xã hội, chưa một triều đại phong kiến nào cho phép đàn bà con gái đi học, đi thi. Việc cấm đoán đó cực kỳ khắt khe, nghiêm khắc. Thế nên “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương có lần phải nghiến răng: “Thân này ví đổi làm trai được/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”.

Còn Đào Duy Từ, con của “con hát” Đào Tá Hán, dù đỗ rất cao do đội tên khác ứng thí, nhưng khi bị phát giác thì lập tức bị bắt giam, giao cho hữu ty định tội. May mà hữu ty thương tài, chỉ phạt mấy chục hèo và lột mũ áo vua ban, đuổi về làm phận con hát, chứ không thì đầu đã lìa khỏi cổ rồi. Phẫn chí, Đào trốn vào Nam, trở thành cố vấn lỗi lạc của chúa Nguyễn. Chúa Trịnh đem quân định vượt đèo Ngang tiến vào, bị đánh cho tơi tả, lúc đó mới biết chúa Nguyễn có Đào làm quân sư.

Hối tiếc, chúa cho người vào dụ Đào về Bắc. Đào gửi lời ra: "…Ba đồng một mớ trầu cay/ Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không/ Bây giờ em đã có chồng/ Như chim vào lồng, như cá cắn câu…”. Không nản lòng, chúa cho người vào dụ lần nữa, nhưng Đào kiên quyết: “Có lòng xin đội ơn lòng/ Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen”. Bài học lớn như thế vẫn không làm cho vua chúa tỉnh ngộ mà thay đổi cái lệnh cấm quái đản kia.

Nguyễn Thị Duệ sinh năm Giáp Tuất (1574) tại xã Kiệt Đặc, tổng Kiệt Đặc, ngày nay là xã Văn An, huyện Chí Linh (Hải Dương), trong một gia đình hiếu học, một vùng quê hiếu học. Kiệt Đặc là một xã nhỏ, thế mà trong thời phong kiến có tới 18 vị đỗ đại khoa. Kiệt Đặc có danh sơn Phượng Hoàng 72 ngọn, có “Huyền Thiên cổ tự” xây dựng từ đầu đời Trần, nổi tiếng linh thiêng. Kiệt Đặc là nơi Quốc Phụ Thượng Tể Trần Quốc Chẩn (thân sinh của hoàng hậu vua Trần Minh Tông) đến làm nhà ở, dấu tích “Thượng Tể cố trạch” còn lưu.

 Kiệt Đặc cũng là nơi Tiều ẩn Chu Văn An (thầy dạy vua Trần Duệ Tông) lui về, dựng “Tiều ẩn cổ bích” dạy học, sau lúc rũ áo từ quan vì tờ sớ dâng vua xin chém 7 tên đại gian thần tham nhũng không được chấp nhận. Thuở bà sinh, đất nước đang tơi bời loạn lạc bởi cuộc chiến tranh giữa một bên là lực lượng Lê - Trịnh và bên kia là triều Mạc. Là gái, nhưng Nguyễn Thị Duệ không mấy mặn mà với việc thêu thùa canh cửi mà chỉ miệt mài với sách vở.

Vào tuổi trăng rằm, nhan sắc và sự thông tuệ của bà đã nổi tiếng một vùng, nhiều bậc quyền quý đến dạm hỏi, nhưng bà nhất định không nghe. Năm Nhâm Thìn (1592), chúa Trịnh đem quân tràn vào Thăng Long, vua Mạc chạy lên Cao Bằng theo lời khuyên của trạng Trình “Cao Bằng tuy tiểu, khả dung sổ thế” (Cao Bằng tuy nhỏ, có thể ở được vài đời nữa). Song thân Nguyễn Thị Duệ cùng cả nhà chạy theo.

Năm Giáp Ngọ (1594) vua Mạc mở khoa thi chọn nhân tài, lúc này Nguyễn Thị Duệ 20 tuổi, bà đội tên giả là Nguyễn Du ra thi và đỗ đầu. Vua Mạc thấy tân trạng nguyên dáng người ẻo lả, gương mặt xinh đẹp, bèn cho điều tra mới biết thực tình. Theo luật thì bà sẽ bị trừng phạt rất nặng, nhưng may thay, nhà vua lại rất thán phục, vời bà vào cung dạy dỗ các phi tần, rồi sau lấy bà làm vợ, phong là Tinh phi (Tinh phi nghĩa là sao sa). Nguồn gốc cái hiệu “bà chúa Sao Sa” là ở đó.

Đền thờ Tinh phi Nguyễn Thị Duệ

+ Năm Bính Dần (1625), quân Lê - Trịnh tấn công lên Cao Bằng diệt hẳn nhà Mạc, Tinh phi bị bắt, bị đưa đến trước mặt vua Lê chúa Trịnh. Nghe bà đối đáp, vua chúa rất nể trọng, tiếp tục dùng bà làm Lễ nghi học sỹ, chức thăng đến “Chiêu Nghi”, hiệu Nghi ái quan. Và từ đó, bà đã phục vụ suốt 3 triều vua Lê (Lê Thần tông, Lê Chân tông, Lê Thần tông - làm vua lần thứ 2). Trong sách “Công dư tiệp ký”, danh sỹ Vũ Phương Đề ca ngợi bà là “Nhất kính chiếu tam vương” (một tấm gương soi 3 đời vua) là vì vậy.

+ Năm 2008, tỉnh Hải Dương đã đúc tượng đồng 8 vị đỗ đại khoa, có công lao lớn giúp dân giúp nước, trong đó có bà. Cùng với đền thờ Tiều ẩn Chu Văn An, đền thờ “Bà chúa Sao Sa” Nguyễn Thị Duệ, đều ở xã Văn An, tức Kiệt Đặc cũ cũng được xây dựng lại to đẹp hơn.

Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”, thì khi làm việc trong triều, bà rất quan tâm đến việc thi cử, bồi dưỡng nhân tài. Phần lớn bài vở các kỳ thi hội, thi đình của 3 triều vua Lê trên đều do tay bà chấm chọn. Mỗi tháng vài kỳ bà cùng các bậc túc nho đến Quốc Tử Giám giảng dạy, ôn tập cho các sỹ tử. Cũng chính bà là người đầu tiên có những cải cách về thi cử. Năm Tân Mùi (1631), triều đình mở khoa thi Hội tại làng Mao Điền (Hải Dương), nhà vua cử bà làm giám khảo. Bà đã soạn đề thi rồi gửi về để địa phương tổ chức thi.

Thi xong, bài được rọc phách mang lên cho bà chấm, kết quả chấm, sau đó, được gửi trở lại địa phương để công bố. Bà lại thường cùng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đi lễ chùa, gặp gỡ các nhà sư thông tuệ, đạo hạnh cao, gặp các sỹ phu có tài như Giang Văn Minh, Khương Thế Hiền… bàn luận để hiểu rõ tình hình trong nước, qua đó tâu vua để kịp thời điều chỉnh một số chính sách cho phù hợp. Với học trò nghèo chăm học, bà hết lòng giúp đỡ. Toàn bộ các khoản thuế khóa ở xã Kiệt Đặc, nhà vua cho bà làm bổng lộc, nhưng bà chỉ dùng rất ít, còn lại là để làm việc công trong xã.

Trong số Lộc điền ở cạnh sông Kinh Thầy, bà đã trích ra 10 mẫu cho các sỹ tử ở làng làm hoa lợi lo học tập. Tuổi cao, bà cáo quan về làng, dựng am Đào hoa để có nơi đọc sách và dạy dỗ các sỹ tử trong làng. Bà mất ở quê năm ngoài 80 tuổi.

Lăng mộ cùng với đền thờ của bà được dân làng xây dựng, có tên là “Tinh phi cổ tháp”. Tinh phi cổ tháp cùng với Huyền Thiên cổ tự, Thượng tể cố trạch và Tiều ẩn cổ bích, đều ở xã Kiệt Đặc, trở thành bốn trong “Chí Linh bát cổ” (8 di tích lịch sử nổi tiếng ở Chí Linh).

Ngoài ra, bà còn được thờ ở 2 nơi, một là ở đình làng Kiệt Đoài, đình này có một pho tượng rất đẹp, dân gọi là Vua Bà, chính là tượng của Tinh phi Nguyễn Thị Duệ, sắc phong ghi rõ “Chánh vương phủ, thị nội cung tần, lễ sư Nguyễn Thị Ngọc (một tên khác của bà) tôn thần, có công giúp nước, che chở cho dân”. Hai là ở thôn Trung Hà (xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương, trước đây xã này thuộc huyện Chí Linh là lộc điền của bà), cũng có đền thờ, có tượng bà.

Bài vị của bà còn được đặt tại hậu cung của Văn miếu Mao Điền, cạnh bài vị của bậc “Vạn thế sư biểu” Khổng Tử. Đặt bài vị của một phụ nữ cạnh bài vị Khổng Tử, chỉ điều đó thôi, đủ biết đức độ và học vấn của bà được đương thời kính trọng đến mức nào, và hậu thế ngưỡng vọng đến mức nào.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái sắp có đô thị mới hơn 2.400ha ở huyện Yên Bình

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 185 phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đến năm 2045.

Bình luận mới nhất