| Hotline: 0983.970.780

Thăm mô hình làm kinh tế hiệu quả nông thôn mới

Thứ Bảy 14/09/2019 , 08:42 (GMT+7)

Về dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL được tổ chức tại Bạc Liêu, đoàn đại biểu đại đã đi tham quan mô hình kinh tế hiệu quả tại huyện NTM Phước Long và TP Bạc Liêu.

Hiện nay, Tập đoàn Việt Úc là nhà sản suất tôm giống lớn nhất Việt Nam và đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính cho năng suất rất cao.

Đoàn đã đến tham quan khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao của Tập đoàn Việt Úc (xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu). Hiện nay, Tập đoàn Việt Úc là đơn vị sản suất tôm giống lớn nhất Việt Nam, với 9 cơ sở trải dài trên cả nước, mỗi năm cung ứng ra thị trường 50 tỷ con giống, chiếm 50% thị phần.

Tôm nuôi siêu thâm canh trong nhà kính mang lại hiệu quả rất cao.

Ngoài ra, còn có nhà máy chuyên sản xuất thức ăn nuôi tôm và đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính, nhà màng bong bóng cho năng suất rất cao.

Nuôi tôm trong nhà màng bong bóng của Tập đoàn Việt Úc.

Sau đó, đoàn đến tham quan nhà máy điện gió (xã Vĩnh Trạch Đông, Tp Bạc Liêu). Đây cũng là điểm thu hút rất đông khách đến tham quan, du lịch.

Điện gió Bạc Liêu là địa điểm du lịch khá nổi tiếng, thu hút rất đông du khách.

Tại huyện Phước Long, Đoàn Đại biểu đã nghe lãnh đạo huyện báo cáo tóm tắt về kết quả xây dựng NTM, xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện và giao lưu với câu lạc bộ đờn ca tài tử ở địa phương.

Đoàn đến tham quan trang trại cá sấu ở huyện NTM Phước Long.

Trong đó, Đoàn đã đến tham quan trang trại nuôi cá sấu thương phẩm của hộ ông Nguyễn Hoàng Đấu, ở ấp Hành Chính, thị trấn Phước Long. Được biết ông Đấu bắt đầu nuôi cá sấu từ năm 2010. Đến thời điểm này, khu nuôi cá sấu của ông Đấu có tổng điện tích hơn 3.000m2, được chia làm 24 chuồng nuôi, với tổng số hơn 5.500 con.

Cá sấu được giết mổ, lấy da phục vụ xuất khẩu.

Ông Đấu cho biết, mỗi năm xuất bán một lần khoảng 1.500 - 2.000 con (khoảng 30 tấn) cá sấu thương phẩm, tổng doanh thu khoảng 2,7 tỷ đồng, tùy theo từng thời điểm giá cao hoặc giá thấp, song bình quân mỗi năm sau khi trừ chi phí ông Nguyễn Hoàng Đấu lời khoảng từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.

Sau khi tham quan trang trại, Đoàn đại biểu đã có buổi gặp gỡ trao đổi các ban ngành của huyện và nghe lãnh đạo huyện Phước Long báo cáo tóm tắt về kết quả xây dựng NTM, xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện.

Theo đó, sau khi được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào cuối năm 2017, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phước Long tiếp tục nguồn lực để xây dựng Phước Long đạt chuẩn huyện NTM nâng cao, tiến tới NTM kiểu mẫu vào năm 2020.

Các địa biểu giao lưu văn nghệ, nghe hát đờn ca tài tử.

Theo lãnh đạo huyện, đơn vị quyết tâm phấn đấu thực hiện để đến cuối năm 2019, Phước Long sẽ có 4 xã gồm: Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông và Hưng Phú được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.

Theo lộ trình, 3 xã còn lại là Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B và Phước Long phấn đấu đặt mục tiêu chậm nhất đến đầu năm 2020 phải được công nhận xã NTM nâng cao để sau đó đồng loạt tiến lên xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

Huyện đặt mục tiêu, đến cuối năm 2019, quyết tâm đạt mức thu nhập bình quân đầu người 60 triệu đồng/năm và không còn hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều, chỉ còn lại 88 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội do già yếu, tàn tật…

Đại biểu nghe địa phương báo cáo về mô hình kinh tế hiệu quả.

Được biết, trong năm 2019, huyện Phước Long quyết tâm không còn nhà ở lụp xụp. Đồng thời, từng bước xây dựng Phước Long trở thành vùng kinh tế trọng điểm ở vùng Bắc quốc lộ 1A của tỉnh thông qua đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, để cuối năm 2019 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 10%, năm 2020 phấn đấu đạt từ 12% trở lên, thu nhập bình quân đầu người khi đó sẽ tăng lên trên 60 triệu đồng/năm.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm