| Hotline: 0983.970.780

Thâm nhập ốc đảo nơi 'lâm tặc' cất giấu hàng trăm lóng gỗ dưới lòng hồ

Thứ Ba 27/04/2021 , 08:33 (GMT+7)

'Lâm tặc' rất tinh vi khi cất giấu gỗ trái phép dưới lòng hồ ngay cạnh một ốc đảo nơi rất xa và gần như biệt lập với đất liền.

Hiện trường khai thác gỗ trái phép tại đảo thuộc lòng hồ thủy điện Sê San 4.

Hiện trường khai thác gỗ trái phép tại đảo thuộc lòng hồ thủy điện Sê San 4.

Trước đó vào ngày 22/4, Đồn Biên phòng Ia O phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phát hiện 96 hộp gỗ xẻ, khối lượng 2,217 m3 tại ốc đảo thuộc lòng hồ Thủy điện Sê San 4, địa phận xã Ia O tiếp giáp với tỉnh Kon Tum. Toàn bộ số tang vật trên đã được đưa về Đồn Biên phòng Ia O tạm giữ để điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhận thấy, khu vực lòng hồ Thủy điện Sê San 4 là một trong những điểm nóng về vận chuyển gỗ lậu, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thâm nhập để tìm hiểu thực hư vấn đề.

Ốc đảo nhìn từ trên cao, nơi 'lâm tặc' cất giấu gỗ.

Ốc đảo nhìn từ trên cao, nơi "lâm tặc" cất giấu gỗ.

Hàng trăm lóng gỗ cất giấu dưới lòng hồ

Từ quốc lộ 14C, đi xuồng máy khoảng 20 phút, chúng tôi có mặt tại ốc đảo (làng Chep, xã Ia O). Không còn hình ảnh hàng trăm khúc gỗ xẻ hộp, gỗ tròn nằm ngổn ngang ven bờ mà lực lượng chức năng đã phát hiện, thay vào đó là những đống tro tàn được đốt cháy từ gỗ tang vật.

Nhiều nơi, gỗ cháy còn nham nhở, khói bay nghi ngút. Có lẽ, các “lâm tặc” lo sợ lực lượng chức năng quay lại kiểm tra nên đã tẩu tán bằng cách đốt bỏ.

Nghi ngờ vẫn còn một lượng gỗ lớn được cất giấu dưới lòng hồ, chúng tôi đã  thay nhau xuống tìm kiếm. Quả không sai, chỉ cách bờ khoảng 3m, chân chúng tôi liên tục dẫm phải những khúc gỗ rất to và nặng. Theo cảm nhận, có hàng trăm lóng gỗ với đường kính từ 30-40 cm nằm la liệt dướt mặt nước.

Tiếp tục di chuyển qua phía bên kia của ốc đảo, một cảnh tưởng khai thác gỗ diễn ra còn khủng khiếp hơn. Rất nhiều gỗ đã bị “lâm tặc” cắt xẻ còn lại bìa ván gỗ nằm ngổn ngang. Phía trên một chút còn rất nhiều khúc gỗ tròn nằm cạnh các lò đốt than.

Khi chúng tôi chuẩn bị thực hiện lặn xuống nước tìm kiếm gỗ tang vật thì bất ngờ hàng chục người dân (cả nam và nữ) đã kéo đến chửi bới rất khó nghe. Thậm chí, các đối tượng này còn đòi hành hung, không cho chúng tôi tiếp tục công việc. Lo sợ tình huống xấu có thể xảy ra, chúng tôi đã nhờ lực lượng công an, biên phòng tới can thiệp.

Gỗ được cất giấu kín dưới lòng hồ.

Gỗ được cất giấu kín dưới lòng hồ.

Theo tìm hiểu được biết, một số hòn đảo nằm trong lòng hồ thủy điện Sê San 4 là nơi được “lâm tặc” dùng làm điểm tập kết và vận chuyển gỗ lậu. Sau khi khai thác, gỗ lậu được đưa về đây cất giấu dười lòng hồ nhằm qua mặt lực lượng chức năng. Sau đó, gỗ được “lâm tặc” tìm cách đưa đi tiêu thụ các nơi.

Ông Siu Nghiệp, Chủ tịch UBND xã Ia O cho biết, ngay khi nhận được tin báo, sáng 26/4, chúng tôi đã đi kiểm tra nhưng không phát hiện lóng gỗ nào mà chỉ toàn bìa gỗ và vụn cưa. Đối với những lóng gỗ cất giấu dưới lòng hồ mà phóng viên cung cấp thì anh em chưa có điều kiện lặn xuống để kiểm tra.

“Chính quyền cũng thường xuyên kiểm tra nhưng không phát hiện có gỗ trên đảo. Đối với việc quản lý lâm sản, chính quyền chỉ phối hợp còn nhiệm vụ chính vẫn là kiểm lâm, biên phòng…”, ông Siu Nghiệp chi biết.

Đại tá Trần Thanh Bình, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai cho biết, khi nhận được tin báo số gỗ trên địa bàn, chúng tôi đã chỉ đạo đồn biên phòng báo cho chính quyền, hạt kiểm lâm để đưa gỗ tang vật về. Đồng thời, bảo vệ chặt hiện trường trên các đảo.

Đối với thông tin chậm trễ trong việc phát hiện bãi tập kết gỗ, chúng tôi cũng xin nhận trách nhiệm bởi phương tiện, thiết bị tuần tra bằng đường thủy còn thiếu nên lực lượng ít tuần tra. Chúng tôi sẽ kiên quyết điều tra, xử lý và làm rõ trách nhiệm của lực lượng. Đồng thời, mở rộng kiểm tra, xử lý nghiêm, không có vùng cấm.

Đoàn liên ngành vào cuộc

Trước  thông tin phản ảnh tình trạng tập kết gỗ tại khu vực lòng hồ Thủy điện Sê San 4, ngay sau đó Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai đã thành lập Đoàn kiểm tra hiện trường.

'Lâm tặc' xẻ gỗ rồi đem đi tẩu tán.

"Lâm tặc" xẻ gỗ rồi đem đi tẩu tán.

Ngoài số gỗ Đồn Biên phòng Ia O đang tạm giữ, Đoàn kiểm tra xác định có 2 địa điểm tập kết gỗ với số lượng 29 lóng, khối lượng ước tính khoảng 5 m3. Cụ thể, điểm thứ nhất có 7 lóng gỗ, đường kính khoảng 15-20 cm, chưa xác định được chủng loại. Điểm thứ hai có 22 lóng gỗ, đường kính khoảng 10-25 cm, chưa xác định được chủng loại.

Ngoài ra, tại vị trí trên còn có một số củi, cành ngọn nằm rải rác với khối lượng ước tính khoảng 4 ster. Cũng tại hiện trường, Đoàn kiểm tra phát hiện có 3 cái tời cáp thủ công dùng để trục vớt gỗ và 7 lò than đã ngừng hoạt động.

Trước đó, Đồn biên phòng Ia O đã tạm giữ 96 hộp gỗ xẻ.

Trước đó, Đồn biên phòng Ia O đã tạm giữ 96 hộp gỗ xẻ.

Về nguồn gốc, theo Sở NN-PTNT, tất cả gỗ, củi được phát hiện tại hiện trường là do người dân trục vớt dưới lòng hồ bằng tời thủ công tự chế (khu vực này trước đây là rừng, sau đó được chuyển đổi thành lòng hồ Thủy điện Sê San 4); những khúc gỗ còn sử dụng được người dân dùng để làm nhà, làm vó đánh cá, đóng thuyền… những khúc gỗ, củi nhỏ không tận dụng được người dân cắt khúc để làm củi, đốt than.

Chiếc máy tời kéo gỗ còn xót lại.

Chiếc máy tời kéo gỗ còn xót lại.

Trược sự việc này, Sở NN-PTNT đã yêu cầu Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai phối hợp với lực lượng Biên phòng và các ngành chức năng trên địa bàn khẩn trương điều tra, xác minh nguồn gốc gỗ, củi tại khu vực ốc đảo trên lòng hồ Thủy điện Sê San 4. và các đối tượng liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Rất nhiều gỗ bị cắt xẻ.

Rất nhiều gỗ bị cắt xẻ.

Những khúc gỗ tròn được sử dụng đốt lò than.

Những khúc gỗ tròn được sử dụng đốt lò than.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm