| Hotline: 0983.970.780

"Thần giữ đất" cho nông dân Vĩnh Phúc

Thứ Ba 20/12/2011 , 10:55 (GMT+7)

Trung tâm Thổ nhưỡng nông hóa tỉnh Vĩnh Phúc được ví như "thần giữ đất" cho bà con nông dân và là "gác cổng" cho Sở NN - PTNT tỉnh.

Phòng thí nghiệm được trang bị đồng bộ của Trung tâm

Có lẽ Vĩnh Phúc là tỉnh duy nhất của cả nước có Trung tâm Thổ nhưỡng nông hóa. Và trong nhiều năm qua, TT đã đắc lực tư vấn cho tỉnh về chiến lược sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, và "gác cổng" cho Sở NN - PTNT kiểm soát chất lượng các loại vật tư nông nghiệp (VTNN).

Trong quyết định số 349/QĐ- SNN& PTNT ngày 16/12/2009, của Sở NN - PTNT thì Trung tâm Thổ nhưỡng nông hóa là đơn vị giúp GĐ Sở triển khai các hoạt động liên quan đến thổ nhưỡng nông hóa, kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng, phân bón và một số loại VTNN.

Mới chính thức thành lập được hơn 3 năm, song trên thực tế TT Thổ nhưỡng nông hóa đã có mặt trên địa bàn tỉnh này từ 30 năm trước dưới cái tên Trạm Nông hóa do Liên Xô giúp ta xây dựng. Cơ sở vật chất từ chỗ chưa có gì đến nay TT Thổ nhưỡng nông hóa đã trở thành một đơn vị điều tra khảo sát, đánh giá đất nông nghiệp cấp tỉnh hàng đầu ở Việt Nam.

Đi thăm TT với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đồng bộ gồm các máy móc phân tích hàm lượng đất đủ khả năng để phân tích, đánh giá mọi loại đất đai. Có một thực tế là lâu nay, chúng ta chỉ khai thác đất mà không có chiến lược nuôi dưỡng đất hợp lý. Ở cấp bộ chỉ có Viện Thổ nhưỡng nông hóa chuyên nghiên cứu về vấn đề này, còn ở cấp tỉnh hầu như việc đánh giá thực trạng đất nông nghiệp lâu nay bị bỏ ngỏ.

TT Thổ nhưỡng nông hóa tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ giúp Sở NN- PTNT điều tra, hoàn thiện bản đồ đất nông nghiệp của tỉnh mà trên cơ sở dữ liệu điều tra đã cung cấp thông tin, tài liệu cho các chương trình, dự án qui hoạch phát triển nói chung và tư vấn đắc lực cho các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh có kế hoạch sử dụng đất trồng trọt, sử dụng phân bón hợp lý, hiệu quả cao theo hướng: tăng năng suất chất lượng nông sản đồng thời bồi dưỡng, cải tạo độ phì nhiêu cho đất canh tác.

Theo bà Âu Thị Kim Phượng, giám đốc TT thì đất đai không phải là tài nguyên vô hạn. Việc khai thác theo kiểu bóc lột đất không phải là xu hướng trong nền SXNN hiện đại. Quan niệm gần đây của nông dân bón quá nhiều phân bón vô cơ: đạm, lân, kali để tăng năng suất cây trồng, về lâu dài làm ảnh hưởng đến kết cấu đất, độ phì nhiêu suy giảm nghiêm trọng.

Vì vậy thời gian qua, TT đã xây dựng thành công nhiều mô hình chuyển giao TBKT cho nông dân về sử dụng đất, sử dụng các loại phân bón làm tăng độ phì nhiêu cho đất; tổng hợp lấy mẫu đất nông hóa phân tích chất lượng, trước và sau khi thực hiện mô hình, từ đó xác định hướng sử dụng lâu dài các loại phân bón có lợi cho đất và đưa ra khuyến cáo: tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, vi sinh… thay thế một phần (30- 50%) phân hóa học. Sử dụng phân bón hợp lý kết hợp với các biện pháp canh tác luân phiên chính là cách nuôi dưỡng, bảo vệ đất.

Năm 2011, TT đã phối hợp với Đài PT- TH Vĩnh Phúc xây dựng phóng sự về kỹ thuật sử dụng phân bón, hiệu quả sử dụng phân bón cho bí đỏ tại xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, phóng sự về một số lưu ý trong kỹ thuật làm đất, chăm sóc lúa vụ mùa... TT đã tổ chức nhiều lớp tập huấn sử dụng phân bón mới với hàng nghìn lượt người tham gia; hội nghị đầu bờ tham quan mô hình sử dụng phân bón NEB-26 cho cây lúa tại các xã của huyện Vĩnh Tường… 

Cùng với việc theo dõi diễn biến dinh dưỡng đất nông nghiệp và chuyển giao TBKH, tư vấn sử dụng phân bón, TT còn được Sở giao là đầu mối KKN giống cây trồng, VTNN SXKD trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, được Sở KH- CN Vĩnh Phúc giúp đỡ về các giải pháp khoa học, công nghệ, TT đã thực hiện hoàn chỉnh Dự án Đầu trang thiết bị phòng phân tích đất, kiểm nghiệm phân bón, giống cây trồng, TĂCN (được UBND tỉnh đầu tư từ nguồn vốn khoa học). Trang bị đủ hệ thống thiết bị, cử cán bộ tham gia đào tạo nâng cao tay nghề lĩnh vực kiểm định, kiểm nghiệm, phân tích phòng thí nghiệm, tham gia đào tạo hệ thống tổ chức chứng nhận TCVN 7457:2004. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/EC 17025:2005 vận hành, quản lý Phòng Thử nghiệm nông nghiệp.

TT Thổ nhưỡng nông hóa Vĩnh Phúc đề nghị Sở KH- CN xem xét, đề xuất UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho đầu tư tiếp một số trang thiết bị phụ trợ cần thiết cho việc chuẩn bị công phá mẫu, dụng cụ tiêu hao và tiếp tục đào tạo nâng cao tay nghề, để phát triển tốt hoạt động kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng, vật tư phục vụ SXNN…

Không chỉ giúp tỉnh "gác cổng" về mặt chất lượng các loại giống, phân bón, TĂCN mà TT còn là địa chỉ tin cậy để bà con nông dân, các DN có thể đưa mẫu các VTNN đến kiểm định trước khi đưa vào SX. Hiện nay Phòng Thử nghiệm nông nghiệp của TT đã được Văn phòng Công nhậ̣n chất lượng(BoA), Bộ KH- CN cấp chứng chỉ công nhận VILAS phù hợp chuẩn mực ISO/IEC 17025:2005 với hai lĩnh vực hóa học và sinh học, với các phép thử được công nhận phù hợp gồm đất 6 phép thử; phân bón 3 phép thử; TĂCN 8 phép thử; giống cây trồng 6 phép thử.

Bà Phượng cho biết, để đạt được năng lực của phòng thử tiêu chuẩn VILAS trước tiên cần quan tâm đến công tác quản lý, tổ chức nhất là đào tạo năng lực đội ngũ nhân viên vận hành thiết bị, nhân viên phân tích phòng thí nghiệm. Trong năm 2011, TT đã tổ chức thử nghiệm thành thạo nội bộ nâng cao tay nghề cho nhân viên: phân tích 550 mẫu đất phân bón với 5.200 chỉ tiêu; phân tích 444 mẫu TĂCN với 3.552 chỉ tiêu; phân tích 512 mẫu giống cây trồng với 3.072 chỉ tiêu. Hàng năm TT đã tham gia thử nghiệm thành thạo liên phòng với Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam (VINALAB-PT), Trung tâm KKN giống, sản phẩm cây trồng và PBQG trên tất cả các đối tượng: đất, phân bón, TĂCN, giống cây trồng.

Có thể nói lần đầu tiên hoạt động quản lý chất lượng nông lâm thủy sản ở quy mô cấp tỉnh đã được TT làm đầu mối xử lý thống nhất. Đây là điều kiện thuận lợi để đánh giá chất lượng vật tư đầu vào cho SXNN, có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý hoạt động dịch vụ VTNN, thúc đẩy phong trào thực hành SXNN tốt (VietGAP), đảm bảo tính bền vững, theo xu thế hiện đại hóa.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất