| Hotline: 0983.970.780

Tháng 4, về thăm mảnh đất anh hùng

Thứ Năm 27/04/2017 , 14:15 (GMT+7)

Gặp những “nhân chứng sống” về một thời hào hùng của dân tộc, để nghe họ kể về cái thời dao rựa đấu với bom đạn...

Những ngày cuối tháng 4, chúng tôi tìm về xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, xã đầu tiên được chủ tịch nước Tôn Đức Thắng phong tặng Anh hùng năm 1978, gặp những “nhân chứng sống” về một thời hào hùng của dân tộc, để nghe họ kể về cái thời dao rựa đấu với bom đạn, súng tiểu liên Mỹ.
 

Chết thì chết, sợ gì!

Đến UBND xã Đồng Nai, nghe chúng tôi giới thiệu, anh Trần Văn Hùng, dân quân xã nhiệt tình nói: “Hỏi các cụ cựu chiến binh ở xã thì ai cũng dẫn các anh đi được. Nhưng để tôi làm “thổ địa” cho”.

Điểm đầu tiên chúng tôi ghé ngôi nhà của vợ chồng ông Điểu Khung ở thôn 4, dân tộc Châu Mạ, một trong những người đầu tiên ở xã này đi làm cách mạng. Năm nay gần 80 tuổi, ông Khung đã lưng còng, mắt kém, da đồi mồi, nhưng vẫn nhiệt tình chào đón khách. Nghe ý định của chúng tôi, ông nói: “Thôi, chuyện quá khứ rồi, nhắc lại làm gì nữa. Giờ sống bình yên thế này là hạnh phúc lắm rồi”. Vậy nhưng, ông cũng vẫn hồi tưởng lại những tháng ngày làm cách mạng.

12-37-26_nh-1
Từ trái qua: Ông Điểu Bá Lộc, bà Thị Ai và ông Điểu Khung

Năm 1962, sau mấy năm hoạt động trong rừng ở Lâm Đồng, ông Khung được cấp trên giao nhiệm vụ trở về địa phương làm công tác dân vận, vì ngoài tiếng mẹ đẻ Châu Mạ, ông biết các thứ tiếng nữa là S’tiêng, Tày, Mơ Nông.

Ông kể: “Ngày đó làm cách mạng khổ lắm, công tác dân vận lại càng khó hơn. Dân thì nghèo, giặc rải chất độc dioxin làm chết hết lúa, mì. Ngày nào máy bay địch cũng thả bom, người chết la liệt. Tụi Mỹ nó có vũ khí hiện đại, còn ta chỉ có súng AK47, mà không phải ai cũng có súng đâu, nhiều người chỉ có dao, rựa đi rẫy phòng thân, chẳng may gặp tụi lính ngụy, mình phải khôn khéo tìm cách xáp dzô đánh giáp lá cà, nếu không, súng máy nó lia thì không có cách gì thoát được. Do điều kiện khó khăn như vậy, nên lòng dân có dấu hiệu lung lay, hoài nghi về ngày thắng Mỹ. Đang lúc đó thì tôi về, sống, ăn ở, làm việc cùng dân, rồi có cơ hội là tôi giải thích, tuyên truyền. Lòng tin của dân được củng cố dần”.

Ngoài nhiệm vụ dân vận, ban ngày ông Khung cùng đồng đội thăm dò đường đi của giặc, đêm xuống lại cùng người dân đi tiếp tế cho bộ đội. “Chiến tranh nên cái gì cũng thiếu thốn, nhất là muối, nhiều lần phải đốt cây tre, nứa lấy mùn để làm muối. Nhiều lần tôi suýt vì say ăn củ nần. Củ này ăn nhiều rất nguy hiểm, có thể gây chết người. Biết vậy nhưng đói quá, không còn sức nên có gì cũng phải ăn, kể cả lá, cây, cỏ rừng”, ông kể tiếp.

Nhắc đến thời hào hùng của quê hương, ông Điểu Khung nói bằng giọng đầy tự hào, rằng: Đồng Nai là một trong số ít những xã trong cả nước có nữ anh hùng vào năm 1970. Đó là nữ anh hùng Điểu Thị Lôi. Không chỉ bắn cháy máy bay trực thăng Mỹ bằng súng AK47, bà Lôi còn được phong danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.

Bà Điểu Thị Ai, 67 tuổi, vợ ông Khung, một cựu nữ du kích, kể: “Bên ổng có 5 anh em trai thì hy sinh 3, giờ chỉ còn ông và một người anh trai ở Lâm Đồng. Nhà tui cũng vậy, cả họ làm du kích, có 3 người hy sinh. Người còn sống thì bị thương, di chứng đến hết cuộc đời”.

12-37-26_nh-2
Vợ chồng ông Điểu B’Long
“Xã Đồng Nai có rất nhiều những người như ông Điểu Bá Lộc, Điểu Khung, bà Thị Ai… Họ đã hy sinh cả tuổi xuân, đổ máu để quê hương có ngày hôm nay. Và bây giờ, họ là những nhân chứng sống về một thời oanh liệt, là niềm tự hào của của xã và của người dân địa phương. Nhờ có họ mà chúng tôi không ngừng nỗ lực để xã Đồng Nai ngày càng đi lên như hôm nay”, ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư xã Đồng Nai.

Ông Điểu B’Long, một cựu binh ở thôn I nói với chúng tôi: “Thời đó chúng tôi làm cách mạng giống như đi trỉa bắp, kiếm cái ăn hàng ngày. Giặc không chết thì mình chết. Tôi 6 tuổi đã theo các anh, chị đưa tiếp tế cho bộ đội. Có lần bị phát hiện, bị chúng nhốt mấy ngày mới chịu thả. Bị bắt cũng sợ, nhưng mất nước còn đáng sợ hơn nhiều”.

Cách nhà ông Điểu B’Long chừng 1km là gia đình ông Điểu Lôn, Điểu Bên ở thôn 2. Họ đều là những người từng một thời vào sinh ra tử ở vùng đất Đồng Nai này. Riêng gia đình anh anh Điểu Thọ ở thôn 2, khi bước vào bên trong, chúng tôi thấy có đến 4 người thân là liệt sỹ.
 

Gương sáng cho thế hệ sau

Những giá trị tốt đẹp của thế hệ ông, bà đi trước là tấm gương sáng cho con cháu phấn đấu, noi theo. Nhưng điều quan trọng là người đi trước biết trân trọng và truyền lại cho con cháu cái tinh thần bất khuất ấy của cha ông. Chính vì vậy, những thế hệ đi sau đã cảm thụ khá tốt truyền thống của cha ông xưa. Đến nhà của người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã 5, có điều đặc biệt là bất kì người con, người cháu nào cũng biết đến nhiều hoạt động cách mạng của thế hệ đi trước.

Em Điểu Ngoan, năm nay 17 tuổi, cháu ngoại của vợ chồng ông bà Điểu B’Long, thuộc nằm lòng những câu chuyện của ông bà. Khi ngồi nói chuyện với chúng tôi, Điểu Ngoan thỉnh thoảng phiên dịch khi ông bà ngoại nói bằng tiếng dân tộc, có lúc em kể lại cho chúng tôi nghe những câu chuyện em đã được nghe, và theo em trong suốt quãng thời gian tuổi thơ.

12-37-26_nh-3
Gia đình ông Điểu Lôn

“Những câu chuyện của ông bà ngoại, em đã được nghe từ khi em mới học lớp 1. Mặc dù không được chứng kiến, nhưng qua lời kể, em thấy được sự kiên cường, anh dũng của ông bà em ngày đó. Em ở cùng với ông bà, nên cứ mỗi khi rảnh em lại được nghe về chuyện đánh giặc giữ thôn, giữ làng, một thời khó khăn, gian khổ của ông bà và đồng đội, em vừa thương vừa tự hào. Ông bà chính là những tấm gương sáng để thế hệ như chúng em noi theo”, Điểu Ngoan chia sẻ.

Ngồi bên cạnh Điểu Ngoan, Điểu Mẫn, năm nay 30 tuổi, cũng tâm sự: “Em không phải cháu ruột của ông bà B’Long, nhưng được ông bà coi như con cháu. Năm 15 tuổi, em đua đòi theo bạn bè, bỏ học, theo bạn bè hư xã bên chơi bời lêu lổng, có tiếng trong xã. May có ông bà Điểu B’Long khuyên răn kịp thời, nếu không, chắc giờ em không có cơ hội ngồi nói chuyện với anh như này đâu. Ngày đó, mỗi khi có dịp gần gũi, là ông bà lại kể chuyện ngày xưa, trong đó có cả ông bà nội em. Riết rồi những chuyện ấy cứ thấm dần vào máu, giúp em thay đổi”.

Người dân xã Đồng Nai luôn tự hào với thế hệ đi trước. Mặc dù đời sống kinh tế chưa phải là khởi sắc, người dân chưa gọi là giàu, nhưng đã được thay một lớp áo mới. Lớp áo ấy đang ngày càng đẹp hơn, tốt hơn. Nhiều ngôi nhà khang trang hơn, không còn hộ dân nào thiếu ăn. Điều đáng mừng nhất ở Đồng Nai, như lời ông Phan Minh Lâm, Chủ tịch UBND xã là “Để phát triển bền vững, rất cần có một cái nền vững. Muốn có nền móng vững thì cần có những con người đủ tố chất. Tôi nghĩ, một trong những yếu tố quan trọng để thế hệ trẻ vừa phát triển trí tuệ, vừa hoàn thiện nhân cách, đạo đức, đó là hiểu rõ và luôn trân trọng truyền thống của cha ông, của thế hệ đi trước để lại”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm