| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hoá: 10.000 người treo trước miệng Hà Bá

Thứ Sáu 16/04/2010 , 14:15 (GMT+7)

2.000 hộ dân với trên 10.000 nhân khẩu xã Quảng Vinh (Quảng Xương, Thanh Hoá) đang sống trong sự thắc thỏm lo âu do nước biển lấn sâu vào chỗ ở. Dân cũng như "chính quyền cấp thấp" (xã, huyện) đã kêu nhưng cấp trên chưa thấy ý kiến...

2.000 hộ dân với trên 10.000 nhân khẩu xã Quảng Vinh (Quảng Xương, Thanh Hoá) đang sống trong sự thắc thỏm lo âu do nước biển lấn sâu vào chỗ ở. Dân cũng như "chính quyền cấp thấp" (xã, huyện) đã kêu nhưng cấp trên chưa thấy ý kiến...

Xã Quảng Vinh nằm sát biển Đông, thuộc hạ lưu cống Trường Lệ. Địa hình xã thấp hơn mặt nước biển lúc bình thường trên 1,5m. Có thể nói, Quảng Vinh là nơi đầu sóng ngọn gió của huyện nghèo Quảng Xương nhưng lại có vị trí xung yếu. Khi mùa mưa bão tới, nước biển dâng cao từ 3- 5m, kết hợp với dòng chảy hạ lưu cống Trường Lệ chảy xoáy vào khu dân cư làm mất đi nhiều diện tích đất liền, nhà ở. Trong hai năm 1985-1986 có 3 người chết do nước biển dâng, gió bão làm sạt lở trên 120ha đất dọc theo tuyến bờ biển 1,8km và cuốn trôi 12ha đất ở. May mà chính quyền nhanh tay "bốc" đi được 70 hộ dân ra khỏi vùng sóng dữ. 

Biển lấn vào khu dân cư Quảng Vinh ngày một sâu

 

Gần đây nhất là cơn bão số 7 năm 2005 làm nước biển tràn sâu vào đất liền 12m với diện tích rộng trên 150ha dọc theo 2,2km bờ biển. Mặc dầu không có người chết nhưng toàn bộ số thuyền bè, ngư cụ khai thác cá của cư dân bị thiệt hại khá nặng nề. Nước biển tràn vào đã làm ngập mặn 198ha đất đai, trong đó đất canh tác sản xuất là 100ha.

Theo chân ông Phan Đình Tăng 64 tuổi ở thôn 2, Thanh Minh đi dọc bờ biển Quảng Vinh, ông nói: “Gia đình tôi có 4 đời gắn bó với vùng phi lao và bãi biển bạc màu này trên 100 năm nay rồi. Lúc nhỏ tôi thường ra bãi cát đá cầu, đá bóng nhưng nay lũ trẻ con không có cơ hội chơi đùa như cha anh chúng ngày trước nữa vì toàn bộ bãi cát ấy giờ đã bị ngập dưới biển sâu”. Đi thêm một đoạn, ông Tăng chỉ tay nói: “Chỗ này cách đây chục năm là một cái lạch rất sâu và rộng, chạy dọc bờ biển dài khoảng 5km nối với cống Trường Lệ nhưng nay thì không còn lạch nữa vì nước biển đã cuốn trôi toàn bộ bãi cát bồi hai bên con lạch đó”.

Bằng kinh nghiệm sống nhiều năm liền, ông Tăng lý giải thêm: “Nơi tôi và anh đang đứng có thể xem là đầu sóng ngọn gió. Bởi vì phía bên trái là núi Trường Lệ của thị xã Sầm Sơn đang có xu hướng nhô ra lấn biến, trong khi đó ở đây lại đang bị biển lấn vào khá sâu. Tại đây chịu áp lực rất lớn của gió đông bắc và đông nam thổi thẳng vào nên sóng rất cao, hung dữ. Chúng tôi lo lắm, nhất là mùa mưa bão đang sầm sập sau lưng”. 

Biển lấn đất liền một cách khá sâu vào khu dân cư khiến sinh hoạt người dân xáo trộn

Ông Tăng và các gia đình như anh Phạm Đình Thành, Văn Đình Hắc, Nguyễn Hữu Sỏi, Nguyễn Xuân Mỹ, Hoàng Anh Hưng đều mong được nhà nước đầu tư xây cho một cái kè ngăn sóng biển. Trong trường hợp không làm được kè thì cần tính phương án di dời dân. Đưa vấn đề trên với chính quyền xã Quảng Vinh, ông Lê Viết Kiều- PCT UBND xã, người trực tiếp làm Trưởng BCĐ PCLB của xã 10 năm nay cho biết: “Giải pháp di dời hộ dân sẽ rất khó khả thi vì đất nông nghiệp của xã rất ít nếu chuyển số dân này vào khu trong thì xã sẽ không còn đất sản xuất, công tác GPMB cũng không dễ, nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thì rất khó để đi mua bãi đất mới. Chúng tôi đã kiến nghị lên cấp trên tối ưu nhất là nên xây dựng một cái kè dài khoảng 3km chạy dọc biển thuộc vị trí từ thôn 2 đến thôn 5”.

Theo quan sát của chúng tôi nếu không xây kè thì khi nước biển dâng cao, vượt qua đường C4 thì sẽ có hàng ngàn hộ dân và hàng ngàn ha đất nông nghiệp của các xã Quảng Thọ, Quảng Châu, Quảng Hùng cũng sẽ bị nhấn chìm bởi nước biển và việc thiệt hại về người, tài sản lúc đó sẽ rất lớn. Về lâu dài thì đất canh tác sẽ không thể rửa mặn được và dẫn đến những khó khăn lớn hơn về đời sống.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất