| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Báo động bệnh dại

Thứ Năm 13/02/2014 , 10:46 (GMT+7)

Trong thời gian gần 2 tháng (từ giữa tháng 12/2013 đến nay) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện 2 loại dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm là cúm gia cầm và bệnh dại ở chó. Dịch CGC chưa ghi nhận trường hợp lây bệnh sang người nhưng bệnh dại đã khiến 1 người lớn và 1 trẻ em tử vong.

Trong thời gian gần 2 tháng (từ giữa tháng 12/2013 đến nay) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện 2 loại dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm là cúm gia cầm (CGC) và bệnh dại ở chó. Dịch CGC chưa ghi nhận trường hợp lây bệnh sang người nhưng bệnh dại đã khiến 1 người lớn và 1 trẻ em tử vong.

2 người chết, 8 người bị thương

Năm 2013, người dân các tỉnh khu vực phía Bắc hoang mang trước sự bùng phát của bệnh dại trên chó và ghi nhận hơn 90 ca tử vong vì căn bệnh này. Đầu năm 2014, “cơn bão” bệnh dại ở khu vực phía Bắc đang có nguy cơ lặp lại ở tỉnh Thanh Hóa.

Ông Lê Hồng Sơn, cán bộ phòng dịch tễ, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cho biết, diễn biến sự việc bắt đầu khoảng giữa tháng 12/2013. Thời điểm này, ông Phạm Quang Ngọc (52 tuổi), người dân tộc Thái, trú thôn Khằm, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa bị một con chó dại cắn vào người. Đến ngày 8/2/2014 thì có biểu hiện của người bị bệnh dại như rối loạn cảm giác, sợ gió, sợ nước, sốt. Ngay sau đó, người nhà đưa ông Ngọc đến khám tại BV đa khoa huyện Quan Hóa và tiếp tục được chuyển lên khoa truyền nhiễm (BV đa khoa tỉnh) điều trị. Hiện ông Ngọc đang trong tình trạng nguy kịch.


Thanh Hóa đang tập trung tiêm vacxin phòng dại bao vây vùng dịch

Trường hợp thứ hai bị chó dại cắn là ông Vũ Văn Phúc (55 tuổi), xã Xuân Bình, huyện Như Xuân. Khoảng ngày 24/12, ông Phúc bị chó cắn vào chân, nhưng vì chủ quan cho rằng con chó bình thường nên ông không đi tiêm phòng. Đến ngày 23/1, gia đình thấy ông Phúc sốt, sợ nước, sợ gió nên đưa vào bệnh viện điều trị thì đã quá muộn. Ông Phúc bị tử vong sau đó 2 ngày.

Xót xa nhất là hoàn cảnh của anh Dương Đình Công và chị Lê Thị Thúy, ở thôn 4, xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa. Ngày 22/1, trong lúc đang chơi trước ngõ, con trai của anh chị là Dương Đình Ngọc Sơn (4 tuổi) bị một con chó của nhà hàng xóm cắn vào vùng đầu. Ngày 28/1 vợ chồng anh Công đưa con đi tiêm vacxin phòng bệnh dại mũi thứ nhất, các mũi 2 - 3 lần lượt tiêm vào ngày 31/1 và 2/2. Tuy nhiên, việc tiêm phòng đã không đạt hiệu quả, ngày 8/2 cháu Sơn có biểu hiện giật mình, liên tục lên cơn sốt và nôn. Ngay sau đó, cháu Sơn được chuyển lên BV nhi Thanh Hóa, đến cuối ngày 8/2 tiếp tục được chuyển lên BV nhi Trung ương và tử vong vào 20h40 ngày 9/2.

“Theo kết quả bệnh viện nhi Trung ương thông báo thì cháu Sơn tử vong do bệnh dại”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trạm trưởng trạm y tế xã Thiệu Dương khẳng định.

Cũng theo ông Tuấn, cạnh gia đình anh Công có hai con chó đã cắn bị thương thêm 7 người. Trong đó, có một con đã chết, một con đang được nuôi nhốt, chờ quyết định xử lý của cơ quan chức năng. Đối với những người bị chó cắn, đều đã được tiêm vacxin phòng bệnh dại, tiếp tục theo dõi để xử lý kịp thời khi có diễn biến xấu.

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 20 ngày bệnh dại đã cướp đi sinh mạng của 2 người, làm bị thương 8 người. Căn bệnh này còn nguy hiểm hơn cả dịch CGC.

Nguy cơ bùng phát mạnh

Trao đổi với NNVN, ông Lê Văn Luận, quyền Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thanh Hóa lo ngại: “Bệnh dại là một trong những bệnh gây tử vong đứng đầu các bệnh truyền nhiễm. Chúng tôi đang lo căn bệnh này sẽ tiếp tục bùng phát, đe dọa tính mạng người dân Thanh Hóa”.


Vận chuyển gia cầm đi tiêu hủy

Theo ông Luận, nguyên nhân dẫn đến dịch có nguy cơ bùng phát mạnh trước hết là do tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt quá thấp. Cụ thể, tại xã Xuân Bình, tỷ lệ tiêm phòng dại chó đợt 2/2013 chỉ được 30/1.670 con, sau khi phát hiện bệnh dại, tỷ lệ tiêm bao vây ổ dịch ở xã này mới đạt 1.350/1.670 con. Thứ nữa, công tác thống kê đàn chó, mèo, một số địa phương làm qua loa dẫn đến tình trạng bỏ sót vật nuôi khi tổ chức tiêm phòng. Sự thiếu quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp và ý thức của người dân quá kém cũng là nguyên nhân chính khiến dịch chó dại đang diễn biến ngày càng phức tạp.

“Để phòng, chống dịch, trước mắt chúng tôi phối hợp với UBND các huyện, xã tổ chức tiêm phòng 100% đàn chó, mèo trong vùng dịch, nếu hộ dân nào chống đối kiên quyết giết chó và xử lý hành chính chủ hộ; trường hợp phát hiện chó, mèo ốm phải tổ chức tiêu hủy ngay lập tức. Đồng thời, tiêu độc khử trùng khu vực bị dịch; lập chốt kiểm soát, nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ chó, mèo ra vào vùng dịch; toàn bộ chó, mèo phải nuôi nhốt, không thả tự do…”, ông Luận nói.

Được biết, ngày 12/2, Chi cục Thú y đã cấp 1.000 liều vacxin bệnh dại và 60 lít hóa chất phục vụ tiêm phòng và tiêu độc khử trùng tại xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa.

Một cán bộ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo bà con, khi phát hiện người nghi bị súc vật mắc bệnh dại cắn, trước hết phải nhốt chó hoặc mèo cắn người để theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng trong vòng 10 ngày; sơ cứu vết thương bị súc vật cắn; đến điểm tiêm phòng dại gần nhất để khám và điều trị dự phòng bệnh dại bằng vacxin dại, huyết thanh kháng dại; cách ly, điều trị người bệnh tại bệnh viện; tránh tiếp xúc với các chất tiết đường hô hấp của bệnh nhân trong suốt thời gian chữa bệnh. Đồng thời, sát trùng tẩy uế đối với nước miếng và các đồ vật bị nhiễm chất tiết của người bệnh; điều trị dự phòng bệnh dại đối với những người có vết thương mở hoặc màng niêm mạc bị phơi nhiễm với nước miếng của bệnh nhân...

+ Bên cạnh bùng phát dịch chó dại, từ đầu tháng 2 đến nay dịch CGC cũng đã làm 186/354 con gia cầm của hộ ông Lương Tú Hoàng ở thôn Kiếu, xã Anh Sơn, huyện Tĩnh Gia bị ốm chết, phải tiêu hủy.
 ết quả trả lời xét nghiệm ngày 7/2 của Cơ quan Thú y vùng III cho thấy, gia cầm của ông Hoàng dương tính với virus cúm A/H5N1. Để nhanh chóng dập tắt dịch, Chi cục Thú y đã lập 3 chốt kiểm soát tại các nút giao thông ra vào vùng dịch; cấp 48 lít hóa chất, 2 tấn vôi bột và 10 nghìn liều vắc xin phục vụ tiêm phòng và xử lý môi trường ổ dịch.

+ Biểu hiện bệnh dại trên vật nuôi thể hiện dưới 2 dạng điên cuồng và thể bại liệt. Các triệu chứng chủ yếu, con vật tỏ ra bứt rứt, lo lắng, buồn rầu, có khi vui mừng, quấn quýt chủ hơn; ăn nhiều hơn bình thường, luôn luôn cử động, nhảy lên bắt đớp những con mồi tưởng tượng; tiếng kêu khàn, tiếng sủa kéo dài; liệt một bộ phận hay nửa người; nước dãi chảy tự do…
Đối với người bị bệnh dại, biểu hiện lâm sàng cũng thể hiện dưới 2 dạng: Thể hung dữ (chiếm 80% các trường hợp dại) với triệu chứng là tình trạng rối loạn ý thức, sợ nước, sợ gió, dãn đồng tử, liệt. Bệnh dại ở thể liệt (chiếm 20%), triệu chứng liệt hầu hết khởi phát đầu tiên tại chi bị cắn và dần lan sang tất cả các chi, hầu họng, cơ mặt và cơ hô hấp. Thời gian ủ bệnh thông thường từ 3 - 8 tuần, ngắn nhất khoảng 10 ngày và dài nhất 1 - 2 năm.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm