| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa cán đích vụ đông

Thứ Hai 21/11/2016 , 10:01 (GMT+7)

Ngày 19/11, Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ đông 2016 - 2017, triển khai phương án sản xuất vụ xuân 2017.

* Khuyến cáo chọn 4 - 5 giống lúa chủ lực vụ xuân
 

Theo báo cáo của Sở, do thời tiết năm nay chuyển biến thất thường, mùa mưa kết thúc muộn kéo theo tiến độ thu hoạch lúa vụ mùa bị chậm lại khoảng 10 ngày so với cùng kỳ. Do đó quá trình làm đất, gieo trồng cây vụ đông ưa ấm như ngô, lạc, đậu tương, ớt… bị ảnh hưởng. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Sở, các địa phương cũng như sự nỗ lực của nông dân, tiến độ SX vụ đông vẫn đạt được kết quả khả quan.

07-48-16_2
Nhiều địa phương ở Thanh Hóa hoàn thành kế hoạch SX vụ đông
 

Tính đến ngày 17/11, toàn tỉnh đã gieo trồng được 48.061/50.000ha cây vụ đông, đạt 96,1% kế hoạch, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Một số huyện triển khai diện tích quy mô lớn đã vượt chỉ tiêu kế hoạch là Yên Định 5.811ha (100,2% kế hoạch); Hoằng Hóa 4.330ha (100,7% kế hoạch); Thọ Xuân 5.370ha; Hậu Lộc 2.622ha; Như Thanh 1.100 ha…

Bên cạnh công tác vận động, chỉ đạo của các cấp, ngành thì việc kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ là một trong những nguyên nhân chính mang lại tín hiệu tích cực. Song song với chính sách của tỉnh, nhiều huyện đã chủ động ban hành thêm các cơ chế hỗ trợ SX hết sức thiết thực nhằm kích cầu doanh nghiệp, HTX và nông dân hăng hái tham gia. Điển hình như huyện Nga Sơn hỗ trợ trồng dưa hấu 25 triệu đồng/ha, Ngọc Lặc hỗ trợ 500.000đ/ha đối với diện tích SX tập trung từ 3ha trở lên…

Cùng với hỗ trợ kích cầu SX, Thanh Hóa còn mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào đầu tư, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm như Cty CP XNK rau quả Thanh Hóa; Cty TNHH Việt Thắng (Hải Dương); Cty Việt Thanh (Hà Nội); Cty Giống cây trồng Tứ Xuyên, Cty Giống cây trồng miền Nam…). Tổng diện tích đất được doanh nghiệp, HTX thuê để triển khai SX vụ đông khoảng 800ha, chưa kể do thời gian gấp rút nên một số đơn vị chưa thể triển khai.

Hiện tại thời vụ trồng cây ưa lạnh vẫn còn, Sở NN-PTNT đề nghị các huyện tiếp tục triển khai gieo cấy để đảm bảo và vượt kế hoạch đề ra. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn bà con chăm sóc, phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh đang xuất hiện (sâu đục thân ngô, đậu tương; bệnh thán thư trên ớt; héo rũ trên dưa…). Khẩn trương thu hoạch nhanh gọn khi cây chín nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện giải phóng đất gieo trồng lúa xuân.

Vụ xuân 2017, toàn tỉnh đặt mục tiêu gieo trồng diện tích 217.000ha, sản lượng lương thực phấn đấu đạt 806.900 tấn (lúa 116.000ha, năng suất 63 tạ/ha, sản lượng 730.800 tấn; ngô 17.500ha, năng suất 43,5 tạ/ha, sản lượng 76.100 tấn; lạc 9.000ha, năng suất 20 tạ/ha, sản lượng 18.000 tấn…). Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi, để hoàn thành kế hoạch đề ra là không dễ.

Ông Lê Văn Vương, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Thanh Hóa cho biết, vụ xuân 2017, dự báo sẽ có từ 14 - 17 đối tượng sinh vật gây hại lúa. Bà con đặc biệt lưu ý bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn và khô vằn. Bên cạnh công tác thanh, kiểm tra và quản lý việc kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, nhất thiết phải tăng cường tuyên truyền, tập huấn; hướng dẫn ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI; tuyên truyền, khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu sớm, nhất là diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ.

Sau khi nghe các ý kiến, ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho rằng, các huyện phải lập phương án phù hợp, chủ động ứng phó trong mọi trường hợp xảy ra. Mỗi huyện chọn lựa bộ giống lúa chủ lực (4 - 5 giống), ưu tiên các giống ngắn ngày cho năng suất, chất lượng cao. Ngoài ra, cần lưu ý công tác chỉ đạo, hướng dẫn nông dân gieo trồng đúng lịch thời vụ, đảm bảo tránh rét muộn và tránh lụt tiểu mãn khi lúa chín...

Nhằm đẩy mạnh quá trình thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh, năm 2017 UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các địa phương tiến hành chuyển đổi thêm 4.954ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao (trong đó chuyển 2.866ha sang trồng ngô) và kết hợp nuôi trồng thủy sản.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm