| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa cấp tập phòng chống

Chủ Nhật 10/11/2013 , 13:38 (GMT+7)

Tâm bão liên tục thay đổi và dự báo sẽ “đánh” vào Thanh Hóa vào đêm 10/11, rạng sáng 11/11.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung Ương, bão Haiyan còn cách bờ biển các tỉnh Quảng Nam - Quảng Trị khoảng 190km về phía Đông.

Với hướng di chuyển giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, dự báo đến 19h tối nay bão đi vào vùng biển các tỉnh Quảng Bình – Thanh Hóa với sức gió mạnh cấp 11, 12, giật cấp 13, 14. Sau đó bão tiếp tục di chuyển và đi vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa và ven biển Bắc Bộ.

Như vậy, tâm bão lại tiếp tục thay đổi và dự báo sẽ “đánh” vào Thanh Hóa vào đêm 10/11, rạng sáng 11/11. Trước diễn biến phức tạp của bão, sáng nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đã triệu tập cuộc họp khẩn phân công các Phó Chủ tịch và một số đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy cùng với 6 đoàn công tác xuống các huyện để chỉ đạo sơ tán dân.

Ông Chiến chỉ đạo: “6 huyện ven biển gồm Nga Sơn, Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương và thị xã Sầm Sơn phải sơ tán toàn bộ dân cách mép nước 200 mét đến nơi an toàn trước 18h chiều nay. Trong đó, ưu tiên sơ tán trước người già và trẻ em. Vị trí sơ tán đến là các trường học, công sở, nhà cao tầng kiên cố và các điểm khác theo phương án đã được duyệt. Yêu cầu nhân dân khi sơ tán phải mang theo lương thực, nước uống và các nhu yếu phẩm đủ dùng trong 3 ngày.

Bí thư, Chủ tịch các huyện phải nghiêm túc thực hiện việc sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, huyện nào để thiệt hại về người do không sơ tán thì Bí thư, Chủ tịch huyện phải chịu trách nhiệm trước tỉnh”.

Ngay sau khi có Quyết định sơ tán dân, chúng tôi có mặt tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, một trong những điểm xung yếu thường xuyên phải hứng chịu các cơn bão. Tại đây, không khí hối hả, khẩn trương giằng néo nhà cửa, tàu thuyền, vận chuyển đồ đạc, dự trữ lương thực…được chính quyền và người dân tập trung cao độ.

Chị Hòa, một người dân trong xã nói: “Từ tờ mờ sáng chúng tôi đã nhận được thông báo về đường đi của bão và kế hoạch sơ tán trên loa truyền thanh của xã. Để tránh bị động khi bão đổ bộ, tôi đã mua một ít mì tôm, nước uống về dự phòng. Bây giờ cả nhà đang ở nhà chờ khi nào xã đến yêu cầu đi sơ tán thì chúng tôi kịp thời đi luôn”.

Ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho hay: Theo kế hoạch, bắt đầu từ 13h chiều nay, tất cả các lực lượng, phương tiện sẽ tập trung di dời 713 hộ dân thuộc 7 thôn với 3.454 khẩu tuyến mép nước đến nơi an toàn. Trường hợp khẩn cấp hơn, khi có lệnh của tỉnh, huyện, chúng tôi sẽ triển khai di dời thêm 2.366 với 12.500 khẩu vùng tuyến trong đến nơi tránh trú trước khi bão đổ bộ.

Dưới đây là một số hình ảnh NNVN ghi lại công tác phòng chống bão Haiyan ở Ngư Lộc:


Người dân hối hả chạy bão


Cây xanh đã được chặt tỉa đề phòng gãy đổ



Người dân thôn Thắng Lộc giằng néo nhà ở, cột ăng ten





Ngư dân chủ động bảo vệ tài sản đi biển của mình trước khi bão Haiyan đổ bộ


Hầu hết mái nhà ở gần biển đã được bảo vệ bằng các bao tải cát


Đưa thuyền lên bờ tránh bão




Lực lượng dân quân tự về và nhân dân trong xã sử dụng cát, đá hộc gia cố các đoạn 
đê biển xung yếu


Dự trữ lương thực



Mặc dù xã đã kêu gọi dân nên tránh trú trong nhà nhưng rất nhiều trẻ em vô tư chơi đùa ven bờ biển và các đoạn đê

Xem thêm
Bà Nguyễn Huyền Anh làm Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh

QUẢNG NINH Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.