| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa:

Gần 6.000 hộ dân 'mắc kẹt' trong hành lang bảo vệ đê điều, bãi sông

Thứ Năm 12/12/2019 , 13:55 (GMT+7)

Thanh Hóa có gần 6.000 hộ dân nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông. Thực trạng này gây khó khăn cho việc vận hành tiêu thoát lũ.

Chỉ tính riêng tại TP. Thanh Hóa cũng đã có trên 1.500 hộ dân nhiều đời nay làm nhà, sinh sống trong khu vực mái đê, hành lang đê, khu vực bãi sông và hành lang bảo vệ công trình đê. Đây là vấn đề do lịch sử để lại, các khu dân cư này hình thành từ trước khi Luật Đê điều ra đời.

Tuyến đê cấp I sông Chu chia cắt xã Thiệu Dương, TP. Thanh Hóa thành 2 nửa. Trong đó, 2/3 số hộ dân sống bên ngoài đê từ hàng chục năm nay. Sau khi Luật Đê điều ra đời, theo quy định, những hộ dân nằm ngoài bãi sông (phía ngoài đê) và khu vực chân đê buộc phải di dời. Tuy nhiên, đó dường như là điều bất khả kháng khi cần phải có một nguồn kinh phí khổng lồ và một quỹ đất rất lớn.

Khu dân cư phía ngoài đê sông Chu thuộc xã Thiệu Dương đã hình thành từ hàng chục năm nay. Ảnh: Việt Khánh.

Theo quan sát của PV, ngay sát tuyến đê này hiện có rất nhiều ngôi nhà được xây dựng có niên đại hàng chục năm. Thậm chí, có những ngôi nhà nằm trên mái đê, được xây dựng kiên cố, có tường rào bao quanh. Thành ra mặt đê chỉ còn là tuyến đường đi lại hệt những khu phố sầm uất. Phía ngoài đê, cư dân tập trung đông đúc, nhiều ngôi nhà cao tầng màu sơn còn mới mọc lên, có cả những ngôi nhà mới xây dựng. Điều này hoàn toàn trái ngược với những quy định trong Luật Đê điều 2007.

Một cán bộ xã Thiệu Dương cho hay, toàn xã hiện có hơn 2.000 hộ dân thì có khoảng 2/3 số hộ hiện đang có nhà cửa kiên cố khu vực ngoài đê sông Chu. Khi Luật Đê điều ra đời, tỉnh Thanh Hóa đã có kế hoạch xây dựng khu tái định cư rộng 18 ha để di dời các hộ dân này nhưng quỹ đất và nguồn kinh phí quá lớn nên chưa thực hiện được. Vì thế, những hộ dân ở khu vực bãi sông, vẫn xây dựng nhà cửa, cơi nới các công trình để sinh sống. Năm nào, đến mùa mưa lũ, cả người dân và chính quyền địa phương đều hết sức lo lắng.

Tại TP. Thanh Hóa, việc nhà cửa nằm trong khu vực hành lang bảo vệ đê điều, bãi sông không hiếm. Khu phố Tiền Phong nằm bên đê sông Mã thuộc phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa. Phố được hình thành từ năm 1959, đa phần là người dân làng vạn chài thuộc các hợp tác xã vận tải đường sông chuyên vận chuyển nhu yếu phẩm phục vụ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Họ về đây làm nhà, sinh sống ổn định từ những năm 60-70 của thế kỷ trước.

Những căn nhà vân còn mới ở khu vực quanh chân đê. Ảnh: Việt Khánh.

Năm 2007, khi Luật Đê điều ra đời, hàng trăm hộ dân phố Tiền Phong nằm trong diện buộc phải di dời TĐC nâng cấp đê sông Mã. Trong lúc dự án di dân TĐC chưa được triển khai thì hơn 10 năm nay, cuộc sống của người dân nơi đây rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Theo thống kê, toàn khu phố có 410 hộ dân nhưng số hộ có nhà ở kiên cố chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Có những mái nhà có đến 5-7 gia đình cùng sinh sống. Là nhà ở nhưng những ngôi nhà ở đây không khá hơn những khu trọ tồi tàn của công nhân là mấy. Người dân ở đây cho hay, tuy chỗ ở rất chật chội, ẩm thấp nhưng chính quyền địa phương cấm việc xây mới, cơi nới nên không thể mở rộng nơi ăn chốn ở.

Nguyện vọng của người dân phố Tiền Phong là được di dời TĐC để xây dựng nhà cửa, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đến nay mong muốn của người dân ở đây vẫn chưa được đáp ứng.

Theo thống kê của Chi cục Đê điều Phòng chống lụt bão Thanh Hóa, toàn tỉnh có 5.934 hộ với trên 14,8 nghìn công trình, nhà ở các loại nằm trong hành lang, mái đê và bãi sông với tổng diện tích gần 450 nghìn m2. Trong đó, nhà tầng trên 100 cái; nhà mái bằng trên 500 cái; nhà cấp bốn trên 5,3 nghìn cái; công trình phụ…

Tồn tại những ngôi nhà sát chân đê, có tường rào tại thôn 8 xã Thiệu Dương. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Khương Anh Tấn, Chi cục Phó Chi cục Đê điều Phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cho biết, các khu dân cư khu vực bãi sông sẽ gây khó khăn cho việc tiêu thoát lũ. Theo Luật Đê điều năm 2007, sau 5 năm Luật ra đời, các khu khu dân cư này phải di dời. Tuy nhiên, kinh phí và quỹ đất không đáp ứng khiến Thah Hóa lực bất tòng tâm.

“Theo quy hoạch, có hàng nghìn hộ dân hiện nằm trong 41 khu dân cư khu vực bãi sông tại các huyện Thọ Xuân, Hoằng Hóa, TP Thanh Hóa… Trong điều kiện chưa thể di dời, trước mắt, các khu dân cư này vẫn tiếp tục được tồn tại nhưng không được phát triển thêm” – ông Tấn cho biết thêm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm