| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Hơn 90 hồ nguy cơ vỡ!

Thứ Năm 03/10/2013 , 09:58 (GMT+7)

Tính đến chiều qua, nước lũ tại huyện Tĩnh Gia đã rút gần hết, chỉ còn một số thôn ngập cục bộ. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là đảm bảo an toàn cho các hồ chứa nước lớn nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh.

Tính đến chiều qua, nước lũ tại huyện Tĩnh Gia đã rút gần hết, chỉ còn một số thôn ngập cục bộ. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là đảm bảo an toàn cho các hồ chứa nước lớn nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh.

Vẫn ngập lụt cục bộ

Báo cáo Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa cho biết, lũ đã làm 4 hồ, đập trên địa bàn huyện Tĩnh Gia bị vỡ gồm: Hồ Đồng Đáng - xã Trường Lâm, hồ Thung Cối, đập Thoi Loi - xã Phú Lâm và đập Khe Luồng - xã Tân Trường; một số hồ khác bị sạt lở, vỡ cống xả nước; hơn 700 ha lúa; 195 ha ngô; hơn 300 ha cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu bị ngập, hư hỏng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Một cán bộ phòng NN huyện Tĩnh Gia cho hay, hiện tại vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn ngập lụt cục bộ, chính quyền đã đưa mì tôm, nước uống vào hỗ trợ bà con. Các vị trí khác nước lũ đã rút hết, trong sáng 2/10, các lực lượng công an, bộ đội, đoàn thể đã được huy động giúp dân dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống.

Được biết, toàn tỉnh Thanh Hóa có 2 người chết do lũ; 6 thuyền chìm, mất tích; hơn hơn 1.500 ha lúa bị ngập, hư hỏng… ước tổng thiệt hại khoảng 150 tỷ đồng.


Cán bộ Sở NN-PTNT kiểm tra, chỉ đạo khắc phục đập Đồng Đáng, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Hơn 90 hồ có nguy cơ tràn, vỡ

Ông Trần Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa thông tin nhanh với NNVN về tình hình an toàn hồ, đập trên địa bàn tỉnh sau lũ ngày 1/10.

Theo ông, nguyên nhân dẫn đến 4 hồ, đập ở Tĩnh Gia bị vỡ là do đâu?

Trước hết phải khẳng định đây là đợt mưa cực đoan, chỉ trong vòng 6 - 9 tiếng đồng hồ, lượng mưa đổ xuống một số nơi đạt trên 550 mm, nơi cao nhất đo tại khu vực Đồng Chùa là 663 mm, khiến cho mực nước tại nhiều hồ nhỏ lên cao đột biến, một số vượt mức thiết kế tràn qua thân hồ 30 - 40 cm, đặc biệt có 4 hồ bị vỡ như đã biết.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến vỡ hồ, thứ nhất, các hồ này hầu hết được người dân xây dựng từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, lâu ngày xuống cấp nhưng chưa có điều kiện nâng cấp, sửa chữa. Thứ 2, như tôi đã nói, chỉ trong thời gian rất ngắn nhưng lượng mưa trút xuống đột ngột, cộng với nước thượng nguồn đổ về đã khiến cho các cống xả nước gần như vô tác dụng, nước tràn qua thân hồ dẫn đến vỡ.


Hồ Đồng Đáng vỡ một đoạn dài gần 50 m

Liệu các hồ chứa còn lại có đảm bảo an toàn trong mùa bão lũ năm nay và các năm về sau không, thưa ông?

Trong hệ thống đê điều, đối với các đập lớn, hầu hết đảm bảo an toàn. Nhưng trong số 610 hồ chứa nước lớn, nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh (hồ nhỏ nhất 200 nghìn m3, hồ lớn nhất đến hàng triệu m3) thì có đến 92 cái không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, 17/92 hồ luôn nằm trong tình trạng báo động đỏ, UBND tỉnh đã chỉ đạo không được tích nước. Trong thời gian tới nếu có mưa lớn như đợt mưa đêm 30/9 - 1/10, nguy cơ 92 hồ tiếp tục bị tràn, vỡ là rất cao.

Vậy ngành đã lên phương án xử lý thế nào?

Trước mắt, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo các huyện và ngành có liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát, huy động lực lượng, nhân dân địa phương gia cố các hồ vỡ khối lượng nhỏ và các điểm sạt lở để tích một lượng nước nhất định, phục vụ SX vụ xuân 2014. Về lâu dài, đối với các hồ vỡ lớn, ngoài khả năng của địa phương thì sẽ báo cáo Trung ương, tỉnh xin hỗ trợ kinh phí để gia cố, sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn cho việc tích nước và phòng chống lụt bão khi thiên tai xảy ra.

Xin cảm ơn ông!

Ông Lê Văn Trị ở thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia: Tôi sống đến nay đã 68 năm nhưng bây giờ mới chứng kiến đợt lũ lịch sử thế này. Nhà tôi ở dưới chân hồ Kim Giao II nên khi nghe tin một số hồ ở các nơi vỡ tôi rất sợ. Nếu hôm đó còn mưa thêm vài tiếng thì chắc chắn hồ Kim Giao II sẽ tràn hoặc vỡ, bởi nước lên cao chỉ cách mái hồ chưa đến 1 mét.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm