| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa kích cầu thịt lợn

Thứ Ba 02/04/2019 , 14:10 (GMT+7)

Trước tình hình tiêu thụ lợn hơi thời gian qua giảm sâu do bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều phương án kích cầu thịt lợn.

00-42-24_2
Tiêu thụ lợn thịt tại Thanh Hóa đã tăng đáng kể trong những ngày qua

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Công thương tích cực tìm kiếm thị trường để tiêu thụ lợn cho người chăn nuôi.

Gần như ngay sau khi bệnh DTLCP xuất hiện, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã họp chỉ đạo việc tiêu thụ thịt lợn sạch bệnh cho người chăn nuôi. UBND các huyện, ngoài việc đốc thúc công tác chống dịch còn xuống địa bàn nắm bắt tình hình, tuyên truyền để người dân yên tâm ăn thịt lợn.

UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Công thương nắm bắt thị trường, xúc tiến tiêu thụ thịt lợn. Theo đó, trừ các xã vùng đã công bố dịch, lợn ở những vùng chưa phát hiện dịch, nếu có chứng nhận của chính quyền các địa phương, được cơ quan thú y hướng dẫn đường đi sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ.

Để nắm bắt tình hình, Sở Công thương Thanh Hóa đã khảo sát tổng đàn lợn của địa phương. Theo đó, toàn tỉnh hiện có khoảng 800.000 con lợn. Trong đó có 731 trang trại (209.052 con); 24 doanh nghiệp chăn nuôi (29.841 con) và 190.197 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (561.107 con).

Theo ông Lữ Minh Thư, Phó Giám đốc Sở Công thương Thanh Hóa, thời điểm bắt đầu xuất hiện bệnh DTLCP, theo khảo sát tại 20 chợ bán thực phẩm trên địa bàn, lượng thịt tiêu thụ chỉ còn khoảng 15-30% so với ngày thường. Thậm chí, một số chợ không còn bán thịt lợn; giá lợn hơi cũng tụt xuống chỉ còn trên dưới 30 nghìn đồng/kg. Một số đối tượng xấu còn tuyên truyền tại chợ để người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn.

Trước tình hình trên, Sở Công thương Thanh Hóa trình phương án tuyên truyền để người dân không quay lưng với thịt lợn. Giải pháp quan trọng nhất là tuyên truyền để người dân hiểu bệnh DTLCP không lây sang người và động vật khác. Tuy nhiên, dịch lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn đối với chăn nuôi. Vì thế, việc kiểm soát lợn dịch, vùng dịch, chống dịch đã được cơ quan chức năng thực hiện hết sức nghiêm túc. Lợn và các sản phẩm từ lợn trên thị trường đều đảm bảo sạch bệnh.

00-42-24_3
Người tiêu dùng không nên quay lưng với thịt lợn

“Đối tượng quan trọng nhất trong tiêu dùng thực phẩm là phụ nữ. Vì thế, chúng tôi làm việc với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Một file âm thanh đã được xây dựng và biên tập, thường xuyên được phát tại các các khu dân cư. Ban quản lý các chợ, hiệp hội phát triển chợ cũng được phát đĩa CD tuyên truyền để mở cho người tiêu dùng nghe tại các chợ. Các đối tượng xấu cũng không còn dám tung tin sai lệch đánh lừa người tiêu dùng”, ông Thư cho hay.

Cũng theo ông Thư, theo khảo sát của Phòng Quản lý thương mại – Sở Công thương Thanh Hóa, tính đến ngày 28/3/2019, tình hình tiêu thụ thịt lợn tại các chợ đã ấm dần. Lượng thịt lợn tiêu thụ nội tỉnh đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn, lượng thịt bán ra tăng rõ nét nhất. Giá lợn hơi cũng đã nhích lên từ 34 - 40 nghìn đồng/kg (tùy từng vùng). Thanh Hóa cũng đang xúc tiến công tác tiêu thụ thịt lợn tại một cơ sở ở Nam Định và đưa vào miền Nam.

Ông Thư cho rằng, về lâu dài, ngoài việc triển khai quyết liệt công tác chống dịch, việc xây dựng các lò giết mổ tập trung, chợ ATTP đúng tiêu chuẩn, tăng cường kiểm soát giết mổ sẽ là phương án tối ưu để người tiêu dùng yên tâm tiêu thụ thịt lợn.

“Nhà tôi, cơ quan tôi vẫn sử dụng thịt lợn kể từ hôm Thanh Hóa bùng phát bệnh DTLCP. Trong cơ quan tôi, qua thăm dò, đến nay, các gia đình đều đã quay trở lại sử dụng thịt lợn. Người dân cần hiểu rằng, sản phẩm đưa ra thị trường trong thời điểm này sẽ được kiểm soát chặt chẽ nên không lo vấn đề mua phải lợn dịch bệnh. Việc xác nhận lợn cho các trang trại để đưa đi tiêu thụ sẽ có thêm cán bộ Sở Công thương đi cùng nhiều ban ngành chức năng khác. Vì thế, không có lý do gì người tiêu dùng lại không ăn thịt lợn”, ông Lữ Minh Thư.

 

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm