| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Lại bán thực phẩm chức năng trá hình

Thứ Sáu 08/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Hơn một năm nay bà con nông dân huyện Nông Cống bị một số Cty “ma” lấy danh nghĩa khám bệnh miễn phí dụ dỗ mua thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nguy cơ “tiền mất tật mang”.

Nhận được phản ánh của người dân xã Thăng Long, huyện Nông Cống về việc Cty CP Thực phẩm chức năng và Vật tư y tế Việt Nam (Cty VTYT Việt Nam) tìm về địa phương thực hiện khám bệnh, bán thực phẩm chức năng cho người dân, PV NNVN đã về địa phương này tìm hiểu sự việc.

Tại thời điểm PV đến, những người dân mua sản phẩm của Cty vẫn đang sử dụng các loại thuốc chữa bệnh mà không hề hay biết nguồn gốc xuất xứ. Thậm chí, bà Mai Thị Viêng (xóm 7, Tân Đại, xã Thăng Long) không biết bị bệnh gì nhưng vẫn mua thuốc về uống.

Bà Viêng kể lại, vừa qua bà được cán bộ thôn gửi giấy mời của xã đến hội quán thôn để được khám bệnh miễn phí nên cũng đi, khi đến nơi người của Cty sử dụng một cái bút gì đó vạch vào lòng bàn tay nhưng không nói bà bị bệnh gì, sau đó kê một cái đơn thuốc đưa cho người bên cạnh nói lấy thuốc.

“Họ đưa cho tôi hộp thuốc có tên SPIRULINA giá 200.000đ, nếu tôi lấy thêm 2 hộp thì thêm 200.000đ nữa và còn được khuyến mãi thêm 1 hộp nhưng tôi chỉ mua 1 hộp về uống thôi”, bà Viêng nói. PV hỏi: "Bà có biết đang uống loại thuốc chữa bệnh gì không?". Trả lời: “Tôi không biết. Vì xã với trạm y tế giới thiệu nên tôi mới mua chứ nếu người ta vào nhà mời mua thì mình không dám mua đâu”.

Cùng là nạn nhân mua phải thực phẩm chức năng giá “cắt cổ”, bà Hoàng Thị Sáu, cùng thôn Tân Đại, xã Thăng Long nói: “Hôm tôi đến khám, các “bác sĩ” trong đoàn nói tôi bị gan nhiễm mỡ và sỏi thận. Mà đúng là tôi bị hai bệnh đó thật. Khi họ bảo phải uống hết 12 hộp thuốc Kim tiền thảo thì mới khỏi bệnh tôi chạy về vay mượn khắp nơi 1,2 triệu đồng để mua thuốc. Không ngờ nay mới biết Cty này bán thuốc khi chưa được cấp phép”.

Bà Sáu cũng cho biết, có rất nhiều người dân sau khi khám bệnh đều mua thuốc, như bà Hương, bà Tuyến… bỏ ra hơn 2 triệu mua thuốc của Cty này.

18-58-00_2
Bà Sáu bức xúc khi biết mình mua phải thực phẩm chức năng với giá “cắt cổ”

Được biết, thủ đoạn để bán được hàng của Cty VTYT Việt Nam là “núp bóng” công văn nửa vời của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Theo đó, công văn số 433 của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm và công văn số 18 của Phòng y tế huyện Nông Cống chỉ cho phép Cty VTYT Việt Nam quảng cáo sản phẩm dưới dạng hội thảo- hội nghị, không có một dòng nào cho phép hoạt động tư vấn khám bệnh miễn phí và bán thực phẩm chức năng.

“Hoạt động của Cty VTYT Việt Nam là hoàn toàn trái pháp luật. Trước mắt chúng tôi sẽ căn cứ báo cáo của xã Thăng Long đình chỉ mọi hoạt động của Cty này trên địa bàn huyện, đồng thời kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của UBND xã, trực tiếp là người giới thiệu cho phép Cty khám bệnh, bán thực phẩm chức năng; phối hợp với cơ quan điều tra để xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật, ngăn chặn hành vi núp bóng chính quyền địa phương lừa dân như thế này”, ông Trần Văn Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống.

Thế nhưng, không hiểu lý do gì, tại công văn ra ngày 11/3 do ông Đỗ Huy Thu, Phó chủ tịch UBND xã Thăng Long ký lại biến tướng với nội dung: “Căn cứ công văn số 18CV/PYT huyện Nông Cống ra ngày 30/12/2014; sự nhất trí của Trung tâm Y tế huyện Nông Cống, UBND xã đồng ý cho Cty và trạm y tế phối hợp, tổ chức chương trình khám bệnh, siêu âm và tư vấn sức khoẻ miễn phí cho nhân dân độ tuổi từ 30 – 80 tuổi đối với nữ và 55 – 80 tuổi đối với nam”.

Nắm được “gậy” trong tay, Cty VTYT Việt Nam bắt đầu đến các thôn trên địa bàn xã “mị dân” bằng hoạt động khám bệnh miễn phí.

Sau khi thăm khám, “bác sĩ” của Cty chẩn đoán phụ nữ chủ yếu mắc các bệnh thường liên quan đến tử cung, nam giới mắc những bệnh liên quan đến gan do uống nhiều rượu, còn người già thường mắc bệnh liên quan đến khớp và huyết áp. Kết luận bệnh tình xong, những “bác sĩ” này kê luôn đơn thuốc kèm lời dặn chắc như “đinh đóng cột” uống thuốc này sẽ khỏi bệnh.

“Thấy họ phán trúng bệnh lại tư vấn rất lọt tai nên dù không có tiền tôi cũng quyết vay mượn để mua thuốc chữa cho khỏi bệnh”, bà Hoàng Thị Sáu nói thêm.

Trao đổi với PV, ông Lê Viết Thân, Chủ tịch UBND xã Thăng Long cho biết: “Sau khi sự việc xảy ra tôi đã yêu cầu anh Thu, Phó chủ tịch báo cáo thì anh Thu cho hay do họ mang giấy giới thiệu của Phòng y tế huyện xuống.

18-58-00_3
Bà Viêng băn khoăn không biết có nên dùng thuốc… mà không biết chữa bệnh gì?

Tuy nhiên trong giấy giới thiệu chỉ cho phép quảng cáo sản phẩm chứ không cho khám nhưng anh Thu đã sai khi làm công văn và nêu nội dung cho khám bệnh cho bà con. Tôi đang yêu cầu anh Thu viết bản kiểm điểm. Trong việc này, tôi cũng là người chịu trách nhiệm vì đã quản lý chưa chặt chẽ”.

Còn ông Lê Đình Vị, Trưởng trạm y tế xã Thăng Long phân trần: “Tôi có trực tiếp giám sát và đã dặn họ là không được bán thuốc nhưng không biết họ bán cho bà con vào lúc nào vì khi giám sát thì tôi không thấy họ bán”.

Được biết, ông Vị đã bị Trung tâm y tế huyện Nông Cống kỷ luật với hình thức khiển trách 12 tháng vì đã vi phạm nội quy đơn vị; đồng thời, chậm lên lương 6 tháng, cắt toàn bộ thi đua khen thưởng trong năm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm