| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Nhiều sâu bệnh hại lúa

Thứ Ba 25/09/2018 , 10:05 (GMT+7)

Theo thông tin từ Chi cục BVTV Thanh Hóa, vụ mùa 2018, toàn tỉnh gieo trồng 124.922 ha lúa. Tính đến giữa tháng 9, nông dân đã thu hoạch 25.184 ha lúa mùa sớm.

Diện tích còn lại đang trong giai đoạn chín sữa – chín sáp; nhiều loại sâu bệnh đang tấn công, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng.

08-03-38_lu_mu_ti_thnh_ho_dng_trong_gii_don_chin_sp_-_chin_su
Lúa đang trong giai đoạn chín sữa – chín sáp...

Theo thống kê, toàn tỉnh có 1.826,7 ha bị nhiễm bệnh khô vằn (76,5ha nặng), chủ yếu do bón phân không cân đối, thừa đạm và bị ngập lụt do mưa lũ; tỷ lệ hại phổ biến 5 – 20%, cao 40%, cục bộ 70%.

Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại 321,9 ha, mức độ từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng (18,5 ha); tỷ lệ bệnh phổ biến 5 – 20%, cao 30%, cục bộ 42,5%.

Sâu đục thân 2 chấm lứa 6 phát dục chủ yếu tuổi 3,4, gây hại nhẹ đến trung bình 19,9 ha; tỷ lệ bông bạc phổ biến 0,4 – 2%; cao 4 - 6%; cục bộ 10%.

Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 7 phát dục phổ biến tuổi 1, 2 gối lứa với rầy trưởng thành lứa 6 gây hại nhẹ đến trung bình 33 ha; mật độ phổ biến 200 – 350 con/m2, cao 500 – 800 con/m2, cục bộ 2.035 con/m2.

Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại nhẹ cục bộ 8,3 ha, trên những ruộng đang trỗ đến chín sữa, tỷ lệ bông bị bệnh phổ biến 1,5%, cao 10%.

Riêng đối với bệnh lùn sọc đen phương Nam, ngành nông nghiệp địa phương đã hướng dẫn nông dân tiêu hủy những cây bị bệnh và phun thuốc trừ rầy triệt để tại diện tích nhiễm bệnh và khu vực xung quanh.

Ngoài ra sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài hại nhẹ trên các diện tích lúa cấy lại giai đoạn ôm đòng đến trỗ.

Theo dự báo của ngành nông nghiệp địa phương, trong thời gian tới, rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 7 tiếp tục tích lũy mật độ do gối lứa với rầy lứa 6 tập trung trên lúa mùa muộn giai đoạn chắc xanh đến đỏ đuôi.

Sâu đục thân 2 chấm gây bông bạc trên trà lúa trỗ sau 10/9. Bệnh lùn sọc đen phương Nam phát sinh gây hại trên những diện tích có mật độ rầy lưng trắng cao, những ruộng bị khô hạn, lúa phát triển kém, cấy muộn chưa trỗ.

08-03-38_bi_nhieu_doi_tuong_su_benh_tn_cong_gy_hi
... Bị nhiều đối tượng sâu bệnh tấn công gây hại

Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại nhẹ cục bộ trên giống BC15 và các giống nhiễm trên lúa trỗ muộn.

Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại trên các giống nhiễm, bón phân không cân đối, thừa đạm và sau các đợt mưa dông.

Bệnh lem lép hạt sẽ gây hại trên những diện tích lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết bất thuận (mưa lớn, bão và những ruộng bị bệnh bạc lá vi khuẩn nặng).

Chuột gây hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng, tỷ lệ hại và diện tích nhiễm tăng trên diện tích lúa muộn giai đoạn ôm đòng – trỗ.

Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp địa phương đang tiếp tục điều tra, theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại chính trên lúa mùa cuối vụ.

Đối với bệnh lùn sọc đen phương Nam ngành chức nưng đang tăng cường điều tra, phát hiện bệnh sớm; giám sát mật độ rầy lưng trắng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với những diện tích lúa đã chín được trên 85% nông dân cần thu hoạch sớm để hạn chế thiệt hại do mưa bão và sâu bệnh hại; diện tích lúa trỗ muộn, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu bệnh, đặc biệt rầy nâu, rầy lưng trắng, đạo ôn cổ bông… để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.