| Hotline: 0983.970.780

110 năm du lịch Sầm Sơn:

Thanh Hóa phấn đấu trở thành trọng điểm du lịch quốc gia

Chủ Nhật 23/04/2017 , 15:45 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trên cơ sở sẵn có Thanh Hóa cần tiếp tục thu hút mạnh mẽ để xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, phấn đấu trở thành trọng điểm du lịch quốc gia…

Tối 22/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm “110 năm du lịch Sầm Sơn và công bố quyết định thành lập thành phố Sầm Sơn trực thuộc tỉnh”.

13-30-53_1
Phó Thủ tướng Chính Phủ Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ

Khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, từ lâu Sầm Sơn đã là điểm du lịch lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Sau 110 năm xây dựng và phát triển, Sầm Sơn đã chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng, trong đó có sự kiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc tỉnh.

Ông Xứng cho rằng đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về những thành tựu phát triển KT-XH và phát triển hạ tầng đô thị của mảnh đất giàu tiềm năng, là dấu mốc quan trọng, mở ra giai đoạn phát triển mới cho Sầm Sơn bứt phá mạnh mẽ, xứng đáng với tầm vóc và tiềm năng sẵn có.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhân sự kiện quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa này. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Sầm Sơn là một địa danh nghỉ dưỡng nổi tiếng từ đầu thế kỷ XX, đến nay đã có bước phát triển mạnh mẽ về diện mạo và hạ tầng đô thị. Cùng với sự ra đời của các tổ hợp khách sạn và khu vui chơi giải trí cao cấp, chất lượng dịch vụ, văn hóa giao tiếp, ứng xử cũng có nhiều chuyển biển tích cực, những yếu tố này đã tạo được sức hấp dẫn với du khách thập phương.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, sự kiện UBTVQH công bố Nghị quyết thành lập TP Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa vừa là dấu mốc quan trọng, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu phát triển mới theo hướng đồng bộ và toàn diện. Vì lẽ đó, Thanh Hóa phải tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy trong phát triển du lịch, chú trọng tạo ra các sản phẩm đẳng cấp, độc đáo và khác biệt để gây dựng hình ảnh và thương hiệu riêng.

Trên cơ sở sẵn có, Thanh Hóa phải tiếp tục thu hút mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch; chú trọng quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng môi trường an toàn, văn minh, phấn đấu trở thành trọng điểm du lịch Quốc gia, góp phần cùng cả nước đưa du lịch Việt Nam cơ bản thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị.

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy trân trọng tiếp thu ý kiến chỉ đạo. Ông Chiến nhấn mạnh, trong thời gian tới tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để đẩy thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác, liên kết phát triển với các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa địa phương phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và bền vững hơn.

Sau các nghi thức chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trao Nghị quyết của UBTVQH về việc thành lập thành phố Sầm Sơn.

13-30-53_3
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Nghị quyết của UBTVQH về việc thành lập thành phố Sầm Sơn

Lễ kỷ niệm 110 năm du lịch Sầm Sơn có chủ đề “Sầm Sơn bốn mùa biển hát”, bao gồm 3 phần chính: “Huyền thoại một vùng đất”, “Khát vọng Sầm Sơn” và “Sầm Sơn chào mùa hè mới”.

Thông qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, buổi lễ đã tạo nên không khí lễ hội sôi động, tươi mới, hấp dẫn người xem. Qua đó khắc họa bức tranh tươi đẹp về một Sầm Sơn có bề dày lịch sử, văn hóa, đan xen với nhịp đập, hơi thở của thành phố trẻ năng động, đầy sức sống, hiện đại và văn minh.

13-30-53_5
Một tiết mục văn nghệ tại lễ kỷ niệm

Bước vào mùa du lịch biển 2017, Sầm Sơn hiện có hơn 400 khách sạn, nhà nghỉ với tổng cộng 1.600 phòng tiêu chuẩn, trong đó nhiều khách sạn cao cấp đạt chuẩn 3-4 sao.

Đặc biệt phải kể đến quần thể khu du lịch sinh thái FLC với trên 400 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 4-5 sao, có hệ thống sân golf hiện đại, khu hội nghị đẳng cấp quy mô 1.300 chỗ.

Trong năm 2016, Sầm Sơn đón trên 4 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 2.855 tỷ đồng. Mục tiêu năm 2017 đón 4,2 triệu lượt khách, nâng tổng doanh thu lên 3.000 tỷ đồng.

 

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm