| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa tăng cường kiểm soát giết mổ

Thứ Hai 24/12/2018 , 15:50 (GMT+7)

Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 203/KH-UBND về việc quản lý, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2019.

19-39-12_20181115_102239

Đây là động thái nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp, ngành và kiến thức, thái độ, hành vi của người vận chuyển, giết mổ, kinh doanh, người tiêu dùng về hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm. Kế hoạch đưa ra nhiều giải pháp, chỉ đạo điều hành, góp phần đưa hoạt động vận chuyển, giết mổ và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp.

Theo kế hoạch, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ di dời, xóa bỏ 15% các điểm giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh vào các khu giết mổ tập trung, các mô hình giết mổ an toàn thực phẩm tại các huyện, thị, xã trong toàn tỉnh đã được nâng cấp, quy hoạch.

Đối với các phường của TP Thanh Hóa, Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, xóa bỏ 100% các cơ sở giết mổ không bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Tất cả các thị trấn, trung tâm các huyện hoàn thành việc xây dựng các cơ sở giết mổ. Riêng TP Thanh Hóa, Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Ngọc Lặc hoàn thành xây dựng các khu giết mổ tập trung và tại các địa phương đã xây dựng cơ sở giết mổ tập trung chính quyền địa phương phải kiên quyết di dời các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Tỉnh Thanh Hóa cũng khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường. Ngoài chính sách ưu đãi của tỉnh, các huyện căn cứ tình hình để khuyến khích việc xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung.

UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các cấp, ngành địa phương tăng cường công tác thanh kiểm tra; giám sát vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường; đào tạo, tập huấn về công tác vận chuyển, giết mổ và kinh doanh thịt gia súc gia cầm trên địa bàn.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm