| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Tích cực dạy nghề cho LĐNT

Thứ Sáu 09/12/2011 , 08:59 (GMT+7)

Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã về kiểm tra tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Thanh Hóa.

Đoàn kiểm tra công tác dạy nghề tại làng đúc đồng Chè Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa)

Ngày 7/12, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã về kiểm tra tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) tại tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi đi kiểm tra làng nghề truyền thống đúc đồng Chè Đông, xã Thiệu Trung, Cty May Thiệu Đô tại huyện Thiệu Hóa, lớp dạy nghề lúa lai tại xã Định Hòa (huyện Yên Định)...đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa.

Đến tháng 11/2011, toàn tỉnh Thanh Hóa có 9.280 LĐNT được hỗ trợ kinh phí đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên từ 1 đến dưới 3 tháng theo Quyết định 1956/QĐ-TTg. Năm 2011 mở được 48 lớp đào tạo nghề cho LĐNT. Trong đó, đào tạo được 4.899 người theo các ngành nghề nông nghiệp và 4.381 người theo nghề phi nông nghiệp.

Một số huyện tổ chức dạy nghề rất hiệu quả như: Thọ Xuân, Nga Sơn, Yên Định... trong đó có 4 mô hình dạy nghề hiệu quả có thể nhân rộng như: kỹ thuật sản xuất lúa F1 tại huyện Yên Định, mô hình lúa cao sản tại huyện Thọ Xuân; dạy nghề thêu ren, đính cườm tại khu làng nghề thị trấn Nga Sơn; dạy nghề dệt chiếu cải tại Nga Sơn và dạy nghề mây giang xiên tại huyện Thiệu Hóa. Sau khi triển khai, các mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn, nâng thu nhập của người nông dân từ 40.000- 90.000 đồng/ngày.

Thanh Hóa đã lựa chọn hơn 90 cơ sở dạy nghề có năng lực để đào tạo nghề cho LĐNT, đảm bảo chất lượng gắn với giải quyết việc làm. Đối với nghề nông nghiệp, lao động học nghề xong có thể áp dụng những tiến bộ KHKT vào SX, nâng cao năng suất lao động. Đối với nghề phi nông nghiệp, cơ sở dạy nghề phần lớn là những Cty, DN đủ điều kiện dạy nghề nên việc tổ chức dạy nghề rất thuận lợi cho người lao động. Sau khi học nghề xong, người lao động được Cty cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm.

Thanh Hóa còn mở 55 lớp dạy nghề theo hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho 1.915 người. Các ngành nghề được người học lựa chọn gồm trồng trọt, chăn nuôi và các nghề dịch vụ nông nghiệp. Đặc biệt, tỉnh Thanh Hóa còn phối hợp với Tổng cục Dạy nghề tổ chức 30 lớp thí điểm mô hình dạy nghề cho LĐNT thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, nguồn kinh phí do Tổng cục Dạy nghề cấp trực tiếp tại huyện Nga Sơn với các nghề nuôi tôm sú, nuôi lợn hướng nạc, sản xuất chiếu cải; tại vùng biển huyện Hậu Lộc, huyện Tĩnh Gia với nghề vận hành máy tàu cá, sửa chữa máy tàu cá, điều khiển máy tàu cá, kỹ thuật khai thác lưới kéo và tại vùng chuyên chanh cây nguyên liệu mía thuộc huyện Thọ Xuân...

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:

Thanh Hóa cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực góp phần phát triển hơn nữa nghề truyền thống. Tập trung điều chỉnh, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết việc đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động, "lôi kéo" được các DN cùng tham gia vào công tác đào tạo nghề...

Ngoài ra, Thanh Hóa còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cho 2.550 lượt cán bộ công chức xã về kiến thức quản lý Nhà nước, kỹ năng lập kế hoạch, chỉ đạo công tác đào tạo nghề ở địa phương, kiến thức khuyến nông, khuyến công...

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận sâu vào những vấn đề vướng mắc, những khó khăn sau 2 năm thực hiện Đề án 1956 như: một số cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự "vào cuộc" trong công tác đào tạo nghề; chưa có biện pháp chỉ đạo tích cực khi xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cũng như công tác tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, việc tổ chức dạy nghề còn nặng về số lượng mà không xuất phát từ nhu cầu học và nhu cầu sử dụng lao động của DN.

Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu: Thời gian tới, Thanh Hóa cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho LĐNT về vai trò của đào tạo nghề với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Tỉnh cần rà soát lại kế hoạch năm 2012 và những năm tiếp theo, tiến hành phân loại ngành nghề để có định hướng tốt trong việc cung cấp thông tin về những nghành nghề có triển vọng cho người nông dân.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất