| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa vào vụ hè thu - mùa

Thứ Ba 28/05/2013 , 10:15 (GMT+7)

Để có phương án tốt nhất cho SX, tỉnh Thanh Hóa đã đề ra nhiều giải pháp, chắt chiu nguồn nước; chuẩn bị đầy đủ giống, VTNN cho nông dân.

Nhờ thời tiết nắng nóng, thuận lợi thu hoạch nhanh gọn lúa xuân, nhưng cũng là dấu hiệu nguy cơ hạn hán sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vụ HT - mùa. Để có phương án tốt nhất cho SX, tỉnh Thanh Hóa đã đề ra nhiều giải pháp, chắt chiu nguồn nước; chuẩn bị đầy đủ giống, VTNN cho nông dân.

Theo kế hoạch, vụ HT - mùa 2013, Thanh Hóa sẽ gieo cấy 175.500 ha (trong đó lúa mùa 132.000 ha); phấn đấu năng suất đạt từ 52,5 tạ/ha; đưa tổng sản lượng lương thực lên 760.000 tấn.

Để đạt được mục tiêu trên, Sở NN-PTNT đã triển khai các giải pháp cụ thể như cơ cấu mùa vụ; chuẩn bị vật tư, giống; phương án chống hạn... đến tận cơ sở. Theo đó, sẽ có từ 1.200 - 1.400 tấn giống lúa lai TGST dưới 120 ngày như TH3-3, VL20, Thanh ưu 3, Nhị ưu 838, N ưu 69, Xuyên hương 178, ZZD 001... được chuẩn bị để gieo cấy 40.000 - 50.000 ha. Các giống lúa chất lượng Bắc thơm số 7, RVT, Trân châu hương, HT1, QR1, nếp các loại... bố trí 2.000 tấn đảm bảo gieo cấy đủ 40.00 nghìn ha.


Chuẩn bị đất gieo cấy vụ HT - mùa

Còn lại khoảng 52.000 ha bố trí 1.120 tấn giống Khang dân đột biến, Q5, Xi 23, TBR 45, Hoa ưu 109... Riêng các huyện như Nông Cống, Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Thạch Thành... hay bị ngập lụt, có phương án dự phòng giống chịu úng, hạn, mạ già phải gieo cấy lại.

Ông Trịnh Thúc Luân, Giám đốc Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa cho biết, Cty đã chuẩn bị trên 1.600 tấn giống lúa (lúa lai 600 tấn; lúa thuần 1.000 tấn) cung ứng cho nông dân. Đến thời điểm này, đã có trên 1.000 tấn chuyển về các đại lý và các HTX.

“Chúng tôi đã cam kết sẽ cung ứng đảm bảo cả về số lượng và chất lượng giống. Còn về giá cả, nhìn chung các giống lúa thuần tương đương mức giá vụ chiêm xuân (từ 17.000 - 18.000 đ/kg); riêng lúa lai, giá một số giống như Nhị ưu 838, Nhị ưu 63 giảm từ 63.000 đ xuống còn 59.000 đ/kg”, ông Luân nói.

Đối với vật tư, những năm qua nông dân Thanh Hóa chủ yếu sử dụng phân bón của các Cty Tiến Nông, Lâm Thao, Quế Lâm, Thần Nông..., trong đó thương hiệu chiếm thị phần lớn trên địa bàn là các sản phẩm phân bón của Cty CP công nông nghiệp Tiến Nông.

Ông Nguyễn Hồng Phong, TGĐ Cty Tiến Nông cho biết, hàng năm Cty cung ứng trên 100.000 tấn sản phẩm phân bón công nghệ cao phục vụ SXNN. Với trách nhiệm của một đơn vị “chủ nhà”, vụ HT - mùa năm nay, chúng tôi khẳng định sẽ cung ứng đủ, đảm bảo chất lượng các sản phẩm phân bón.

Bên cạnh đó, Tiến Nông sẽ tiếp tục triển khai chương trình "Hỗ trợ tích cực cho Nhà nông" thông qua việc phối hợp với Hội Nông dân tỉnh cung ứng phân bón cho hội viên nông dân theo phương thức chậm trả, giúp bà con yên tâm SX; hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thông qua đường dây nóng; xây dựng hệ thống đại diện của Cty đến từng xã để làm đầu mối cung cấp hàng hóa chính hãng Tiến Nông một cách nhanh chóng, kịp thời nhất. 

Ông Mai Bá Luyến, PGĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa:

“So với vụ HT - mùa 2012, năm nay điều kiện SX thuận lợi hơn, nhưng các địa phương cần chủ động đối phó với mọi tình huống xảy ra trước mắt như hạn hán kéo dài, mưa lũ, sâu bệnh… Hiện đang vào thời điểm nắng nóng, mực nước các hồ đập ở mức thấp nên Chi cục Thủy lợi phải chỉ đạo các Cty vận hành tích trữ, điều tiết nước hợp lý nhằm đảm bảo đủ nước tưới làm đất và chống hạn về cuối vụ, phấn đấu giành thắng lợi toàn diện”.

Ngoài chuẩn bị tốt giống, vật tư, vấn đề bố trí lịch thời vụ kịp thời cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Với đặc thù là tỉnh thường xuyên phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt bất thường nên vụ HT - mùa năm nay Thanh Hóa chỉ đạo SX sớm hơn các vụ trước từ 7 - 10 ngày.

Theo đó, các địa phương thu hoạch vụ chiêm xuân xong trước 5/6, bố trí SX các giống dưới 105 ngày để thu hoạch trước 15/9, tạo quỹ đất làm vụ đông sớm. Trên ruộng thu hoạch vụ chiêm xuân xong trước 15/6, gieo cấy giống có TGST từ 110 - 120 ngày, phấn đấu thu hoạch xong trước 30/9.

Bước đột phá trong SX lúa ở Thanh Hóa là việc đưa cơ giới hóa vào SX. Trong đó, mô hình mạ khay, máy cấy, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ đạt được kết quả rất khả quan. Những hộ dân áp dụng mô hình này ngoài giảm chi phí đầu tư từ 3,6 - 4,2 triệu đ/ha, còn tăng năng suất lên từ 5 - 10%. Từ hiệu quả thực tế của mô hình, vụ SX này Thanh Hóa khuyến khích nhân rộng...

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất