| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa xử lý nhanh lúa nhiễm bệnh

Thứ Tư 15/08/2018 , 15:50 (GMT+7)

Theo thông tin từ Chi cục BVTV Thanh Hóa, bệnh lùn sọc đen phương Nam đã xuất hiện gây hại cục bộ trên cây lúa tại thôn Châu Lộc, xã Quảng Châu (TP Sầm Sơn). Tổng diện diện tích nhiễm là 1.500 m2, tỷ lệ bệnh phổ biến 0,4, nơi cao 2%.

Hiện rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 5 phát dục chủ yếu là rầy cám và trưởng thành cánh ngắn, mật độ phổ biến 100 - 200 con/m2, nơi cao 400 - 500 con/m2, cục bộ 1.200 con/m2. Tổng diện tích nhiễm rầy 7,7ha, phân bố chủ yếu trên những diện tích có ổ rầy vụ trước. Tỷ lệ mật độ rầy lưng trắng cao hơn mật độ rầy nâu và hiện nay đã có rầy lưng trắng mang nguồn virus lùn sọc đen.

Theo dự báo của Chi cục BVTV, trong thời gian tới, bệnh lùn sọc đen tiếp tục phát sinh gây hại và nguy cơ lây nhanh ra diện rộng tại TP Sầm Sơn, Quảng Xương (có mẫu rầy dương tính với virus lùn sọc đen) và trên những diện tích có mật độ rầy lưng trắng cao, những ruộng bị khô hạn, phát triển kém.

“Ngày 12/8, Chi cục BVTV đã đi kiểm tra, người dân đã nhổ, tiêu hủy diện tích nhiễm lùn sọc đen; phun trừ rầy nâu, rầy lưng trắng. Thời điểm này chưa có dấu hiệu bệnh lan ra diện tích xung quanh nhưng không được chủ quan. Chúng tôi khuyến cáo người dân thường xuyên thăm đồng, nếu phát hiện phải báo ngay cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời”, đại diện Chi cục BVTV Thanh Hóa cho biết.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm