| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Xuất trên 921 tấn gạo hỗ trợ bảo vệ, phát triển rừng

Thứ Hai 03/06/2019 , 08:54 (GMT+7)

UBND tỉnhThanh Hóa vừa ra Quyết định số 2000/QĐ-UBND, ngày 29/5/2019 về việc hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Như Xuân trong công tác bảo vệ, phát triển rừng đợt 2 năm 2019.

16-47-23_20190106_085652
Hộ trồng, bảo vệ rừng đồng bào dân tộc thiểu số, người kinh nghèo một số huyện tại Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ gạo.

Theo Quyết định, tỉnh Thanh Hóa xuất trên 921 tấn gạo hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người kinh nghèo các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Như Xuân nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ trên 22.800 ha rừng từ tháng 3 đến hết tháng 5/2019.

Trong đó, huyện Quan Sơn hơn 283 tấn; huyện Quan Hóa hơn 323 tấn; huyện Lang Chánh hơn 104 tấn; huyện Như Xuân hơn 208 tấn. Thời gian hoàn thành xuất kho và giao nhận gạo đến ngày 15/6/2019.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm vận chuyển giao gạo hỗ trợ cho các đơn vị thụ hưởng, giao gạo tại trung tâm xã, hoặc cụm xã nơi có đối tượng được thụ hưởng. Sở Tài chính thẩm định kinh phí vận chuyển gạo từ trung tâm huyện đến trung tâm xã hoặc cụm xã cho quá trình nhận hàng… UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu, đối với mỗi đợt cấp phát, UBND các huyện lập kế hoạch phân bổ tiếp nhận cụ thể và phối hợp với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa tiến hành giao nhận, cấp phát gạo kịp thời đến các đối tượng được thụ hưởng, đảm bảo đúng định mức, không trùng lắp với các chính sách khác và đúng các quy định Nhà nước hiện hành.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm