| Hotline: 0983.970.780

Thành lập Hiệp hội Yến sào Việt Nam tránh nóng vội

Thứ Hai 03/07/2017 , 14:04 (GMT+7)

Qua Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững ngành nghề Yến sào Việt Nam” diễn ra trung tuần tháng 6/2017 do Công ty Yến sào Khánh Hòa tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa nhiều ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực yến sào cho rằng việc tiến đến Đại hội thành lập Hiệp hội Việt Nam là nóng vội, còn nhiều bất cập.

Theo những cán bộ, công nhân đầu ngành của ngành nghề Yến sào, Việc Đại hội thành lập Hiệp hội Yến sào Việt Nam cần quan tâm đến hai vấn đề quan trọng, mang tính cấp bách của ngành nghề Yến sào Việt Nam như sau:

Thứ nhất, ngành nghề Thủy tổ Yến sào tại Khánh Hòa có trên 700 năm. Thế giới biết đến Yến sào Việt Nam là từ yến đảo thiên nhiên của Khánh Hòa, Hội An, Bình Định. Giá trị yến đảo thiên nhiên cao gấp 3 lần yến nuôi trong nhà. Nghề yến đảo thiên nhiên không những tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước mà còn góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh biển đảo.

Quan trọng là vậy, nhưng việc vận động thành lập Hiệp hội chỉ đặt tiêu chí cho hoạt động yến nuôi trong nhà mà không hề nhắc đến những công việc chính của ngành nghề Thủy tổ Yến sào trên 700 năm do nhiều thế hệ cha, ông đã gây dựng. Trong khi yến nuôi trong nhà sản lượng khá nhỏ, quy mô không lớn so với yến đảo, đóng cho góp ngân sách, giá trị xuất khẩu không đáng kể. Cho nên việc thành lập Hiệp hội Yến sào Việt Nam cần phải đặt vấn đề chính là hoạt động yến đảo; Và việc thành lập Hiệp hội cần thực hiện một cách cẩn trọng, phải lấy ý kiến các địa phương có ngành nghề yến sào phát triển, các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có uy tín, chuyên môn trong lĩnh vực Yến sào. Cần phải thông báo rộng rãi đến tổ chức, cá nhân nuôi chim yến, đơn vị kinh doanh yến sào: Trên 5.000 hộ nuôi chim yến và 1.000 đơn vị kinh doanh yến sào trên toàn quốc.

Thứ hai, Hiệp hội Yến sào Việt Nam là tổ chức thống nhất sự liên kết các thành viên vì lợi ích chung của quốc gia, của ngành nghề, của mỗi thành viên. Vì vậy, việc tiến đến Đại hội thành lập Hiệp hội Yến sào Việt Nam phải được thực hiện đúng theo quy trình, tổ chức hiệp thương, làm rõ tiêu chí về năng lực chuyên môn, uy tín, đạo đức người được bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch. Người đứng đầu Hiệp hội phải có thâm niên, uy tín, hiểu rộng, nắm chắc về ngành nghề yến sào. Ít nhất phải có công trình, đề tài nghiên cứu khoa học về chim yến, nghề yến. Các thành viên trong Ban chấp hành Hiệp hội phải được sự tiến cử của chính quyền có ngành nghề yến sào phát triển, cộng đồng người nuôi chim yến tín nhiệm giới thiệu.

Theo những cán bộ lâu năm trong ngành nghề Yến sào tại Khánh Hòa thì việc tiến đến Đại hội thành lập Hiệp hội Yến sào Việt Nam thời điểm này mà chưa giải quyết được những vấn đề trên là nóng vội, còn nhiều bất cập, nếu giải quyết không thấu đáo sẽ gây tổn hại đến việc phát triển ngành nghề và làm suy giảm uy tín thương hiệu Yến sào Việt Nam trên thị trường thế giới. Hội cựu cán bộ, công nhân ngành nghề Yến sào mong các ngành chức năng quan tâm, chỉ đạo sâu sát, xem xét lại các bước thực hiện quy trình tiến đến Đại hội thành lập Hiệp hội Yến sào Việt Nam, tiêu chí của người đứng đầu Hiệp hội, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng, người dân, góp phần phát triển bền vững ngành nghề Yến sào Việt Nam.

Hội Cựu cán bộ, công nhân ngành nghề Yến sào Khánh Hòa được thành lập năm 2010. Là nơi tập hợp tất cả những cán bộ, công nhân thuộc ngành nghề Yến sào đã nghỉ hưu. Hoạt động của Hội với mục tiêu gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thủy tổ ngành nghề, bảo vệ uy tín ngành nghề góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của ngành nghề Yến sào Việt Nam.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm