| Hotline: 0983.970.780

Thành lập Hội Khoa học Lịch sử Thái Bình: Tắc do đâu?

Thứ Năm 10/11/2011 , 12:13 (GMT+7)

Việc UBND tỉnh Thái Bình không đồng ý với việc các cơ quan cho Hội Khoa học Lịch sử Thái Bình mượn nơi làm việc của mình để làm trụ sở, liệu có quá khắt khe?

Nhà nghiên cứu lịch sử Đặng Hùng: Không có trụ sở thì Hội Khoa học Lịch sử Thái Bình không thể ra đời

Việc UBND tỉnh Thái Bình không đồng ý với việc các cơ quan cho Hội Khoa học Lịch sử Thái Bình mượn nơi làm việc của mình để làm trụ sở, liệu có quá khắt khe?

Thái Bình là vùng đất đã có trên 3.000 năm tuổi. Trải qua trên ba thiên niên kỷ ấy, người Thái Bình đã góp phần tạo nên truyền thống sinh hoạt của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, nền văn minh lúa nước. Từ buổi bình minh của lịch sử cho đến “thời đại Hồ Chí Minh”, người Thái Bình luôn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và kiên cường, dũng cảm trong sự nghiệp chiến đấu chống mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Thái Bình là quê hương của Lý Nam Đế, người lập ra nước Vạn Xuân. Thái Bình cũng là nơi phát nghiệp của vương triều Trần…

Trên đất Thái Bình hiện còn dầy đặc những di tích Lịch sử - Văn hóa từ thời Hùng Vương đến nay. Trong hoàn cảnh hiện tại, việc nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ các giá trị lịch sử của địa phương là công việc hết sức quan trọng, nhưng cũng còn gặp vô vàn khó khăn. Và cũng chính vì vậy, việc tập hợp các nhà nghiên cứu lịch sử và những người yêu thích môn khoa học lịch sử của địa phương lại với nhau trong một tổ chức xã hội - nghề nghiệp là Hội Khoa học Lịch sử Thái Bình, để góp phần gánh vác trọng trách trên, trở nên rất cần thiết.

Nhu cầu thành lập Hội Khoa học Lịch sử Thái Bình đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử địa phương đặt ra từ lâu, nhưng do nhiều nguyên nhân nên mãi đến năm 2011 này, nó mới có điều kiện biến thành hiện thực. Ngày 16/5/2011, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Thái Bình Bùi Công Phượng đã ký quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thái Bình gồm 8 thành viên, do ông Đào Văn Hồng làm trưởng ban.

Chỉ sau một thời gian ngắn, đã có trên 90 người bao gồm các nhà nghiên cứu lịch sử và những người yêu thích môn khoa học lịch sử có đơn xin tham gia. Ban vận động cũng đã khởi thảo xong điều lệ, phương hướng hoạt động của Hội. Nói như nhà nghiên cứu lịch sử Đặng Hùng (Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), phó ban vận động, thì: Mọi thủ tục đã hoàn hảo. Hồ sơ đã được chuyển đến Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình. Và ngày 31/8/2011, Sở đã có tờ trình UBND tỉnh, đề nghị UBND tỉnh cho phép thành lập Hội.

Để được UBND tỉnh cho phép thành lập, thì Hội Khoa học Lịch sử phải có trụ sở. Một số cơ quan như Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Bảo tàng Lịch sử tỉnh… sẵn sàng dành một diện tích nhà trong cơ quan để cho hội mượn làm trụ sở. Trong đơn đề nghị, Ban vận động thành lập hội cũng đề nghị trước mắt, trụ sở của hội sẽ đặt tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thái Bình, và đó là một địa điểm hợp lý nhất. Thế nhưng, ngày 21/10/2011, UBND tỉnh Thái Bình đã có công văn gửi Sở Nội vụ tỉnh, nêu rõ ý kiến chỉ đạo của mình là “UBND tỉnh không đồng ý với việc các cơ quan cho thuê, mượn nơi làm việc của mình để làm trụ sở của Hội”.

Thế là mọi chuyện hoàn toàn bế tắc. Một vị trong Ban vận động thành lập hội Khoa học Lịch sử Thái Bình đã không giấu được vẻ bức xúc khi nói với chúng tôi: Hội Khoa học Lịch sử Thái Bình là một tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí. Trong điều kiện hiện nay, khi chưa có một nguồn kinh phí nào trong tay, nếu không mượn được nơi làm trụ sở, thì việc đi thuê một ngôi nhà của tư nhân (việc thuê nhà của các cơ quan đã bị UBND tỉnh cấm như nội dung công văn trên) để làm trụ sở là ngoài tầm tay của Ban vận động.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì ở Thái Bình, hiện tại có không ít cơ quan đang dùng diện tích nhà không sử dụng hết để cho thuê. Và có những hội hay câu lạc bộ còn được tỉnh bố trí hẳn trụ sở để làm việc. Trên cả nước, hiện đã có trên 40 tỉnh, thành phố đã có Hội Khoa học Lịch sử của mình, và những hội đó đều được địa phương tạo điều kiện về trụ sở để hoạt động.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.