| Hotline: 0983.970.780

Thanh long điêu đứng vì dịch bệnh

Thứ Tư 12/11/2014 , 08:17 (GMT+7)

Nhiều hộ trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) điêu đứng vì phải đối mặt với bệnh thán thư, đốm trắng làm ảnh hưởng chất lượng trái, bị thương lái ép giá.

Hiện đang bước vào vụ chong đèn thanh long, nhiều nhà vườn tăng cường chăm sóc để cây đạt năng suất cao nhất. Tuy nhiên, nhiều vườn thanh long xuất hiện bệnh đỏ đầu trái, nấm tắc kè, nấm đồng tiền khiến bà con hoang mang, lo lắng.

Vườn thanh long gần 500 trụ của chị Đào Thị Mộng Xuân ở thị trấn Phú Long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã 5 năm. Chị Xuân cho biết, thanh long VietGAP trái nhỏ nhưng chất lượng tốt vì không lạm dụng thuốc tăng trưởng, bảo vệ thực vật. Song, những ngày chuyển mùa gần đây, bệnh đốm nâu xuất hiện trên trái làm ảnh hưởng đến năng suất. 2/3 diện tích không thể thu hoạch do dịch bệnh, phải bấm bụng cắt bỏ, bởi thương lái không mua.

Anh Nguyễn Văn Dũng cũng ở thị trấn cho biết, đợt này vườn thanh long bị nấm đen, nấm trắng, lại đỏ đầu trái, thối cành. Vì chỉ có thuốc phòng, chứ không có thuốc trị nên trái thanh long dù xanh hay chín bị nhiễm bệnh phải cắt bỏ để tránh lây lan. Cắt bỏ xong thì phải tìm chỗ đổ, nếu vứt tùm lum ra đường hay lọt sang vườn nhà khác thì bệnh phát tán nhanh hơn. Đầu tư bao công sức, vậy mà lứa này chỉ đủ chi phí tiền thuốc.

Theo nhiều nhà vườn trồng thanh long, nấm tắc kè còn gọi là bệnh đốm trắng, nấm đồng tiền còn gọi là bệnh thán thư. Đây là những bệnh rất khó trị. Nhiều người đã chủ động phun thuốc BVTV từ đầu mùa, áp dụng kiến thức phòng chống dịch bệnh, song vẫn không mang lại hiệu quả.

14-37-22_3
Thanh long nhiễm bệnh cần được chôn lấp, không vứt bừa bãi vì dễ lây lan

Bà Trần Thị Mỹ Hồng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Phú Long cho biết: “Thị trấn có hơn 160 ha thanh long VietGAP, đến nay có hơn một nửa diện tích bị nhiễm bệnh đốm trắng, thán thư. Hai căn bệnh này đã xuất hiện từ lâu tại những vùng chuyên canh thanh long. Nếu thời tiết không thuận lợi thì bệnh sẽ phát sinh và lây lan nhanh chóng”.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận, vào thời điểm này chủ vườn cần chú trọng phòng trừ bệnh bằng cách chôn lấp cành, trái bị nhiễm bệnh hoặc rắc vôi khử trùng để tránh lây lan.

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.