| Hotline: 0983.970.780

Thanh long được giá, mất mùa

Thứ Hai 16/12/2013 , 10:10 (GMT+7)

Bệnh đốm trắng hại cành hay còn gọi nấm tắc kè có chiều hướng lan nhanh trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng.

Mặc dù hiện nay giá thanh long ở Bình Thuận đang ở mức cao từ 20-21 ngàn đồng/kg, nhưng nông dân vẫn không có lãi, do chi phí tăng cao, sản lượng giảm. 

Bình Thuận được mệnh danh là thủ phủ thanh long, với diện tích khoảng 20 ngàn ha, tập trung nhiều ở các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Tân. Do mấy năm gần đây, thanh long được giá nên diện tích ngày càng được mở rộng.

Đi liền đó là bệnh tật trên cây thanh long cũng phát sinh nhiều. Đặc biệt là bệnh đốm trắng hại cành hay còn gọi nấm tắc kè có chiều hướng lan nhanh trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng. Chị Trần Thị Tài, chủ vườn thanh long xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc than vãn: “Số lượng trái trong vườn thanh long nhà tôi vẫn đạt như mọi năm, nhưng chất lượng thì giảm rất nhiều, do bị nấm tắc kè, nên thương lái thu mua giá thấp, trừ chi phí không có lãi”.

Theo nhiều bà con trồng thanh long cho biết thêm, ngoài nguyên nhân vườn thanh long năm nay bị nhiễm bệnh khiến thất thu, thì còn có lý do gặp thời tiết nắng mưa thất thường, nên việc chong điện không đạt hiệu quả. Có vườn phải chong đi chong lại từ 2-3 lần, nhưng số lượng trái lại không nhiều. Do đó chi phí công chăm sóc, phân thuốc và tiền điện tăng cao.

Trao đổi với ông Trần Minh Tân, Chi cục BVTV Bình Thuận cho biết, giá thanh long hiện ở mức cao, rất thuận lợi cho bà con. Vì thế bà con cần lưu ý hơn trong việc trồng và chăm sóc thanh long sao cho đạt hiệu quả như mong muốn.

Để phòng được bệnh nấm tắc kè, cần vệ sinh vườn thường xuyên, không nên tưới nước vào buổi chiều và đêm, bón các loại phân có hàm lượng magie, silic, canxi, vì các loại phân này có khả năng kích thích cây phát triển tốt và kháng bệnh cao.

Còn việc chong đèn bà con cần chú ý sau khi thu hoạch xong nên cắt tỉa các cành không tiếp nhận ánh sáng, phun xịt thuốc khử trùng sinh vật gây bệnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, nên bón nhiều phân có hàm lượng Bo, Kali... cao. Lưu ý trong giai đoạn chong đèn hạn chế tưới nước.

Theo nhiều nhà vườn cho biết, những trái thanh long bị nhiễm bệnh thương lái chỉ mua ở mức thấp từ 2-5 ngàn đồng/kg, thậm chí còn bị thải loại khiến nhiều người bị thất thu.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm