| Hotline: 0983.970.780

Thanh long thiếu nước tưới

Thứ Năm 21/03/2013 , 09:56 (GMT+7)

Chúng tôi về xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) những ngày này mặc dù chưa phải đỉnh điểm vào mùa khô, thế nhưng dưới cái nắng hầm hập táp vào mặt thật khó chịu.

Chúng tôi về xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) những ngày này mặc dù chưa phải đỉnh điểm vào mùa khô, thế nhưng dưới cái nắng hầm hập táp vào mặt thật khó chịu. Tại thôn Minh Tiến có nhiều vườn thanh long thiếu nước tưới nên không còn xanh mơn mởn như trước đây, thậm chí nhiều vườn đang thời điểm chong đèn nhưng chỉ lác đác vài trái.

Nông dân Phạm Văn Mười cho biết, gia đình ông có 700 trụ thanh long (khoảng 6 sào), năm ngoái thu gần 20 tấn, trừ chi phí lãi trên 100 triệu đồng; còn năm nay năng suất giảm gần nửa. Nguyên nhân do vườn cây bị lão hóa, thời điểm chong đèn thanh long nguồn điện không đáp ứng đủ, lại thiếu nước tưới nghiêm trọng. “Gia đình tôi chong đèn từ cuối tháng 2, vừa mới ngắt điện được 4 hôm nhưng do bị thiếu nước tưới nên cây chẳng ra bông nhiều, đợt này cầm chắc lỗ”, ông Mười than vãn.


Nhiều diện tích thanh long thiếu nước tưới

Theo anh Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Minh, hiện hồ Đu Đủ phục vụ nước tưới cho hơn 1.000 ha thanh long trên địa bàn xã đang cạn kiệt, nên đã có 335 ha thiếu nước dẫn đến khô cành, giảm năng suất. Nếu như năm ngoái 1 ha bà con thu khoảng 35 tấn, thì nay chỉ còn 20 tấn. Hiện địa phương đã nạo vét và khoan thêm 30 giếng nước để chống hạn cho thanh long.

Tương tự, tình trạng thiếu nước tưới thanh long cũng diễn ra gay gắt tại các xã Tân Thành (20 ha), Tân Lập (46 ha), thị trấn Thuận Nam (161 ha)… Xã có nhiều diện tích cây thiếu nước nhất là Tân Thuận (416 ha). Nguyên nhân do những năm gần đây diện tích thanh long không ngừng tăng, trong khi đó lượng nước tích từ các hồ Tân Lập, Sông Pha, Suối Cá, đập Suối Ké… chỉ có hạn.

Ông Trần Văn Ngọc, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hàm Thuận Nam cho biết: Tình trạng thiếu nước tưới năm nào cũng diễn ra khi mùa mưa chấm dứt. Năm nay hạn hán diễn ra sớm hơn, các hồ không tích được nhiều. Trong thời gian tới nắng hạn tiếp tục kéo dài thì sẽ thiếu nước tưới nghiêm trọng.

Ngành nông nghiệp huyện đã phối hợp với địa phương tổ chức phát động nhân dân nạo vét, đào và khoan giếng ở những nơi có nguồn nước ngầm để bơm tưới chống hạn. Khuyến cáo bà con không chong đèn ở những vùng không chủ động nước nhằm hạn chế cây suy kiệt.

“Về lâu dài, để đảm bảo nước nưới trong SX cũng như sinh hoạt của nhân dân, UBND tỉnh đang rà soát hồ sơ thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng để thi công công trình xây dựng tuyến kênh nối mạng Sông Móng - Đu Đủ - Tân Lập. Bởi hồ Sông Móng trên thượng nguồn có dung tích đến 37 triệu m3 hiện vẫn còn 21 triệu m3 nước vẫn chưa dùng đến”, ông Ngọc nói.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.