| Hotline: 0983.970.780

Thành quả 10 năm đề án giống: Bài 5 - Giống lâm nghiệp Thái Nguyên top đầu miền núi phía Bắc

Thứ Hai 17/06/2019 , 08:46 (GMT+7)

Viện Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp (Đại học Thái Nguyên) đã thiết lập được hệ thống rừng giống, vườn giống cây đầu dòng đa dạng nhất các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.

Số tiền thực hiện các hoạt động trên lấy từ nguồn đầu tư của dự án “Phát triển giống lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2015”.

19-54-11_20190412_144430
Vườn giống cây đầu dòng của Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp.

Cụ thể, dự án đầu tư hệ thống rừng giống, vườn giống cây lâm nghiệp, gồm:

Rừng giống Xoan diện tích 3,2 ha với cây giống được gieo ươm từ hạt, thu hái từ 25 cây trội tốt nhất tuyển chọn từ tỉnh Thanh Hóa.

Rừng giống Keo tai tượng với diện tích 5,2 ha; cây giống được gieo ươm từ hạt được thu hái từ Vườn giống tốt nhất tại Úc, bao gồm các dòng 21035, 21072 và 21075.

Vườn giống cây đầu dòng với diện tích 3 ha, bao gồm 9 loài cây: Keo lai, Bạch đàn trắng, Bạch đàn đỏ, Trám trắng, Trám đen, Tre mai, Mây nếp, Ba kích, Sa nhân.

Khu khảo nghiệm giống diện tích 2,5 ha đối với các dòng Keo (BV10, BV16, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75) và Bạch đàn (U6, UP100, UP26, UP35, UP54, UP72, UP99, U34.2, U89.2).

Đặc biệt, dự án đã thành công trong việc xây dựng được một cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống quy mô công nghiệp và hiện đại, gồm khu nuôi cấy mô tế bào thực vật, vườn ươm công nghệ cao, phòng kiểm nghiệm giống và kho bảo quản giống.

PGS.TS Trần Thị Thu Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp chia sẻ: Từ chỗ ban đầu chỉ có 9 loài cây (3 loài cây lấy gỗ và 6 loài cây lâm sản ngoài gỗ); đến nay Viện đã mở rộng tập đoàn giống cây lâm sản ngoài gỗ lên đến 45 loài, chủ yếu là các loài dược liệu quý của Việt Nam. Mở rộng quy mô hệ thống rừng giống, vườn giống ở Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Quảng Nam…

Viện đã khảo nghiệm, chọn lọc được các nguồn giống Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn, Thông... và các dòng Keo lai có triển vọng cho khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung. Nghiên cứu thành công và áp dụng trong thực tiễn quy trình nhân giống nuôi cấy mô tế bào của các loài cây gỗ (Keo, Bạch đàn, ...) và 50 loài cây lâm sản ngoài gỗ (chủ yếu là dược liệu) ở quy mô công nghiệp.

Từ phòng nuôi cấy mô tế bào và vườn ươm công nghệ cao, Viện đã nâng cấp lên gấp 5 lần công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người trồng rừng. Trong 5 năm qua, số lượng sản xuất cây giống chất lượng cao liên tục tăng. Tính trung bình, hàng năm sản xuất và cung cấp từ 6 - 8 triệu cây giống chất lượng cao, với khoảng 4 triệu cây giống từ nuôi cấy mô tế bào cho các tỉnh trong cả nước.

Nhiều chủng loại giống dược liệu quý đã được Viện nhân giống thành công phục vụ cho chương trình, dự án khoa học công nghệ về bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý của Việt Nam ở cấp Quốc gia, cấp Bộ và cấp tỉnh.

19-54-11_20190412_1447040
Giống ba kích tím.

Bên cạnh đó, Viện cũng đã xây dựng và được công nhận 18 quy trình nhân giống, nuôi trồng các loài cây dược liệu như Sa nhân tím, Khôi tía, Đẳng sâm, Lan thạch hộc tía, Sói rừng... và Keo lai nuôi cấy mô ở cấp Đại học Thái Nguyên. Viện đã ban hành tiêu chuẩn cơ sở của hơn 50 loài cây được nhân giống từ Viện.

Viện đã thực hiện chuyển giao cho 15 dự án KHCN thuộc chương trình nông thôn miền núi; dự án KHCN cấp tỉnh về sản xuất và trồng rừng thâm canh cây lâm nghiệp và dược liệu dưới tán rừng.

Cũng thông qua các dự án trên, Viện đã trực tiếp chuyển giao các quy trình công nghệ, đồng thời phối hợp xây dựng được hơn 500 ha mô hình trồng rừng thâm canh Keo tai tượng và Keo lai; 45 ha mô hình trồng thâm canh Đinh lăng, Ba kích để sản xuất dược liệu; 15 ha trồng Sa nhân và Lan kim tuyến dưới tán rừng.

“Đến thời điểm hiện tại, Viện đã được Bộ NN-PTNT cấp bằng bảo hộ cho 7 loài cây dược liệu quý gồm: Đinh lăng; Hoàng Tinh đỏ; Sa nhân tím; Gừng gió; Ba kích tím và Lan Kim tuyến…; được công nhận sở hữu trí tuệ về quy trình nhân giống và trồng các loài cây dược liệu quý như Đinh lăng, Gừng gió, Lan kim tuyến, Đẳng sâm và Khôi tía”, PGS.TS Trần Thị Thu Hà.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Bình luận mới nhất