| Hotline: 0983.970.780

Thành quả 10 năm đề án giống: Bài 6 - Phát triển giống cây lấy gỗ mọc nhanh

Thứ Ba 18/06/2019 , 09:06 (GMT+7)

Phát triển giống cây lấy gỗ phục vụ kinh tế lâm nghiệp theo hướng sản xuất gỗ lớn chất lượng cao phục vụ trồng rừng, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần thành công tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

19-59-47_20190227_104844
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp chuyển giao công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào cho 11 cơ sở trên cả nước.

Dự án “Phát triển giống cây lấy gỗ phục vụ trồng rừng kinh tế” do Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp triển khai thuộc dự án trọng điểm về phát triển giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng kinh tế trong cả nước.

Từ năm 2011 đến nay, thông qua nguồn kinh phí của dự án và một phần đối ứng của các cơ sở tiếp nhận chuyển giao; Viện đã tiến hành đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô các giống keo, bạch đàn đã được công nhận cho 11 cơ sở sản xuất và nghiên cứu trên cả nước.

Với phương châm đào tạo để các cơ sở sản xuất có thể làm chủ được công nghệ, sản xuất được cây giống cung cấp cho thị trường nên hoạt động chuyển giao công nghệ của dự án được Viện tiến hành nghiêm túc. Các cơ sở được lựa chọn chuyển giao công nghệ là những cơ sở có khả năng tiếp nhận và sản xuất quy mô lớn, trên 1 triệu cây/năm.

TS. Nguyễn Đức Kiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp cho biết: Song song với công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao giống, kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các cơ sở sản xuất, dự án cũng đã tiến hành cung cấp cây giống gốc được trẻ hóa bằng nuôi cấy mô cho các vườn ươm trên khắp cả nước để làm vườn cây đầu dòng cung cấp hom cho trồng rừng.

Cây giống gốc do Viện sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được trẻ hóa mức độ cao nên giá thành khá đắt, tuy nhiên nhờ có dự án giống hỗ trợ 50% kinh phí nên các cơ sở sản xuất đã tiếp cận được với nguồn giống này để làm vườn cây đầu dòng cung cấp hom.

Từ năm 2011 đến nay, dự án đã sản xuất được hơn 900.000 cây giống gốc của các giống keo lai, keo lá tràm và bạch đàn lai cung cấp cho các cơ sở nhân giống hom ở các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.

Từ nguồn giống gốc này, các cơ sở đã sản xuất được trên 40 triệu cây hom/năm. Rừng trồng từ cây hom sản xuất từ cây giống gốc có sinh trưởng tốt, thân thẳng, cành nhánh nhỏ, ít bị sâu bệnh, được người dân ưa chuộng để trồng rừng.

19-59-47_cong_nhn_giong_keo_li
Giống keo lai nhân giống bằng nuôi cấy mô.

Từ các vườn giống này, hàng năm có thể cung cấp được trên 400kg hạt giống các loại, đáp ứng một phần nhu cầu giống cho trồng rừng ở các địa phương. Hiện nhiều cơ sở sản xuất đã chuyển sang sử dụng hạt giống keo tai tượng từ các vườn giống thay thế cho hạt giống nhập khẩu từ Úc.

Theo TS Nguyễn Đức Kiên, dự án đã hỗ trợ Viện đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất giống như: Xây dựng và bổ sung trang thiết bị cho nhà tác nghiệp và xưởng nuôi cấy mô cây lâm nghiệp tại trạm Đá Chông và trạm Cẩm Quỳ, với tổng diện tích hơn 1.500m2. Qua đó, đã nâng công suất nhà nuôi cấy mô từ 200.000 cây/năm lên 1,5 triệu cây/năm, đáp ứng một phần nhu cầu giống gốc cho các địa phương.

Tiếp đến là nâng cấp, cải tạo 1.500m2 vườn ươm và bổ sung trang thiết bị phòng nuôi cấy mô, sinh học phân tử và sinh học hạt giống như các nồi hấp tiệt trùng, box cấy, kho lạnh, máy PCR phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất, lưu trữ và trẻ hóa giống gốc tại văn phòng Viện ở Hà Nội.

Thông qua dự án giống, Viện cũng đã xây dựng được hệ thống kho hạt đạt tiêu chuẩn, thường xuyên lưu trữ gần 4.000 lô hạt cây trội và hơn 500kg hạt giống từ các vườn giống để cung cấp cho các địa phương trồng rừng...

Từ năm 2010 đến nay, dự án đã xây dựng được 72ha vườn giống các loài keo, bạch đàn và thông caribe. Các vườn giống đều được chăm sóc, quản lý và bảo vệ tốt, một số vườn được tỉa thưa di truyền và hơn 30 ha đã được công nhận là vườn giống quốc gia, bước đầu cung cấp hạt để phục vụ trồng rừng kinh tế tại các địa phương.

>>Giống lâm nghiệp Thái Nguyên top đầu miền núi phía Bắc

>>ĐBSCL đạt 2,5 triệu ha giống lúa xác nhận

>>Lợn Thụy Phương - Thương hiệu Việt Nam

>>Vịt Đại Xuyên đột phá

>>Phát triển ngân hàng gen cây trồng Quốc gia

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm