| Hotline: 0983.970.780

Thanh toán tiền điện, nước tại Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II: Xu thế tất yếu

Thứ Bảy 22/06/2019 , 11:35 (GMT+7)

Việc khuyến khích người tiêu dùng thanh toán tiền điện, tiền nước thông qua dịch vụ thu hộ của ngân hàng NN – PTNT (Agribank) trên địa bàn Hà Tĩnh đã được thực hiện trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, đầu năm 2019 – khi Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản đẩy mạnh việc triển khai thanh toàn tiền điện, tiền nước không sử dụng tiền mặt thì đây được xem là xu thế tất yếu nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, tiện lợi cho khách hàng.

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về việc, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh trang quốc gia năm 2019, định hướng đến năm 2021 và ý kiến của Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Ngày 6/3/2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan tăng cường tuyên truyền đến khách hàng; các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh làm đại diện chủ sở hữu thực hiện việc thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước không sử dụng tiền mặt. 

 
Cán bộ Agribank CN Hà Tĩnh II tăng cường đến các đơn vị trả lương qua tài khoản hướng dẫn, giới thiệu và vận động khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước qua tài khoản.

Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Agribank Chi nhánh (CN) Hà Tĩnh II đồng loạt triển khai các giải pháp tuyên truyền, xây dựng chính sách kích cầu để thu hút khách hàng thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền cước viễn thông VNPT thông qua các dịch vụ thu hộ của ngân hàng.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Trưởng phòng Dịch vụ & Marketing, Agribank CN Hà Tĩnh II thông tin: Từ đầu 4 và tháng 5/2019, Ban lãnh đạo, phòng nghiệp vụ Hội sở và các chi nhánh trực thuộc đã phối hợp làm việc với Công ty Điện lực Hà Tĩnh và các Điện lực trực thuộc trên địa bàn thành phố, huyện, thị xã để lên kế hoạch triển khai tuyên truyền, vận động hiệu quả nhất trên các kênh thông tin đến khách hàng và người dân thanh toán tiền điện qua ngân hàng.

Tại Agribank CN Hà Tĩnh II, Giám đốc ký Quyết định thành lập tổ tuyên truyền tiền điện không sử dụng tiền mặt nhằm vận động khách hàng sử dụng dịch vụ tiện ích của Agribank CN Hà Tĩnh II.

Ông Thắng được giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng đã cùng cán bộ trong tổ, các chi nhánh trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cán bộ Công ty điện lực Hà Tĩnh đến các đơn vị trả lương qua tài khoản tại Agribank CN Hà Tĩnh II trên địa bàn TP Hà Tĩnh và các chi nhánh trực thuộc, gồm huyện Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, Bắc Kỳ Anh và Thị xã Kỳ Anh để hướng dẫn, giới thiệu và vận động khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền cước viễn thông VNPT thông qua tài khoản ngân hàng.

Rất nhiều khách hàng sau khi hiểu hết các tiện ích của dịch vụ đã đến ngân hàng đăng ký thanh toán hóa đơn điện, nước qua tài khoản.

Sau chiến dịch truyền thông rộng rãi, rất nhiều khách hàng và người dân đã tin tưởng, lựa chọn Agribank CN Hà Tĩnh II làm nơi giao dịch thanh toán các dịch vụ trên. Tổng hóa đơn tiền điện Agribank Hà Tĩnh II thu hộ cho Công ty điện lực trong tháng 5 là 7.593 hóa đơn, tăng 1.624 hóa đơn so với đầu tháng 4; số hóa đơn tiền nước ngân hàng thu hộ là 1.211 hóa đơn.

Chị Nguyễn Thị Hiền, khách hàng trú tại phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh đăng ký dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước hàng tháng thông qua việc ủy nhiệm Agribank CN Hà Tĩnh II thu tự động trong tài khoản. Trước đây đến ngày đóng tiền điện, tiền nước chồng chị phải xin nghỉ làm về sớm để kịp giờ nộp tiền, rất bất tiện.

Tuy nhiên, 4 tháng nay, hai vợ chồng không phải lo lắng nhớ nhớ quên quên ngày đến hạn vì đã có ngân hàng tự động trích thu từ tài khoản, sau đó báo tin nhắn cho gia chủ. Trong tin nhắn thông tin đầy đủ về ngày ghi công tơ, chỉ số cuối của công tơ, số điện/nước sử dụng trong tháng, giá tiền… Tất cả các thông số đều rất ngắn gọn, đầy đủ, tiện lợi cho khách hàng theo dõi, giám sát.

Đồng ý kiến, chị Nga, một khách hàng trú phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh chia sẻ, đầu năm 2019 Công ty điện lực thông báo gia đình chị lên tổ dân phố nộp tiền nhưng vì công việc lu bu nên chị quên béng. Đến cuối tháng, theo quy định Công ty điện lực tiến hành cắt điện của gia đình. Hôm sau lên nộp tiền, ngoài số tiền ghi trong hóa đơn, chị còn phải nộp thêm tiền phạt đi đóng, mở điện.

“Quá bất tiện, cuối tháng 2/2019 tôi lên Agribank CN Hà Tĩnh II đăng ký dịch vụ thu hộ tiền điện, tiền nước. Kể từ đó đến nay, tôi có thể kê cao gối ngủ mà không lo cúp điện vì quên nộp tiền”, chị Nga vừa cười vừa nói.

Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, hiện Agribank CN Hà Tĩnh II đang có 6 hình thức thanh toán tiền điện, tiền nước gồm: Thanh toán bằng ủy nhiệm thu tài khoản tự động; thanh toán qua hệ thống ATM; qua Internet Banking; qua Mobile Banking; ủy nhiệm chi tại quầy từ tài khoản và thanh toán bằng tiền mặt tại quầy giao dịch.

Quy trình thanh toán hóa đơn tiền điện bằng SMS Banking và ứng dụng E- Mobile Banking.

Đối với hình thức thanh toán hóa đơn tiền điện bằng SMS Banking và ứng dụng Agribank E-Mobile Banking, khách hàng phải đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking hoặc E-Mobile Banking.

Quy trình thanh toán qua SMS Banking thực hiện như sau:

Bước 1: Kích hoạt dịch vụ Thanh toán hóa đơn, soạn tin VBA DK gửi 8149.

Bước 2: Vấn tin hóa đơn tiền điện phải thanh toán, soạn tin: VBA HD DL Mã­_khách_hàng_điện_lực gửi 8149, sau đó hệ thống sẽ gửi mật khẩu OTP (One Time Password) về số điện thoại đăng ký dịch vụ của khách hàng; khách hàng dùng mật khẩu OTP đó để xác thực giao dịch và tiếp tục thanh toán.

Bước 3: Kết thúc quy trình thanh toán qua kênh SMS Banking

Còn quy trình thanh toán qua ứng dụng Agribank E- Mobile Banking được thực hiện như sau:

Bước 1: Khách hàng đăng nhập vào phần mềm ứng dụng Agribank E-Mobile Banking và chọn chức năng Thanh toán hóa đơn.

Bước 2: Chọn hóa đơn tiền điện.

Bước 3: Khách hàng chọn Điện lực miền Bắc, sau đó nhập Mã khách hàng điện lực.

Bước 4: Hệ thống gửi về số điện thoại đăng ký sử dụng dịch vụ mật khẩu OTP, khách hàng nhập mật khẩu OTP đó để xác thực giao dịch.

Bước 5: ứng dụng Agribank E- Mobile Banking sẽ thông báo giao dịch thành công.

Bước 6: Kết thúc quy trình thanh toán qua ứng dụng Agribank - Mobile Banking.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm