| Hotline: 0983.970.780

Thanh tra doanh nghiệp không quá 1 lần một năm

Thứ Năm 07/07/2016 , 07:01 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết 19 và 35 nhằm tạo những thuận lợi tốt nhất cho DN hoạt động SXKD. 

17-40-25_ong-trn-duc-hnh-bi-phi-cho-rng-thnh-kiem-tr-nhieu-lm-phien-h-cho-dn
Ông Trần Đức Hạnh (phải) cho rằng, việc thanh, kiểm tra quá nhiều gây phiền hà cho DN

 

Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, người dân được làm những việc mà pháp luật không cấm và muốn thượng tôn pháp luật thì trước hết cán bộ, công chức phải chấp hành nghiêm minh.

Việc có quá nhiều đoàn thanh, kiểm tra nhưng phần nào để nhằm bắt lỗi DN chứ không phải để hướng dẫn giúp đỡ DN. Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đã đưa ra hàng loạt giải pháp. Trong đó khẳng định, công tác thanh, kiểm tra, giám sát cần bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn DN tuân thủ các quy định của pháp luật.

Chính phủ giao UBND các tỉnh, TP thực hiện thanh, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá 1 lần/năm); kết hợp thanh, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt (trừ trường hợp đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng). Không được thanh, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực về quản lý thuế.

Theo tìm hiểu của PV, tại Hải Dương, có DN một năm tiếp từ 12 đến 15 đoàn thanh kiểm tra, còn thông thường có 8 đoàn. Tại Quảng Trị có một DN được đánh giá làm ăn hiệu quả, giải quyết việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động, đóng góp hàng chục tỷ đồng tiền thuế mỗi năm nhưng trong năm 2015 đã có 45 đoàn thanh, kiểm tra đến làm việc (có 8 lần các đoàn làm việc trực tiếp tại Cty, 37 lần làm việc ở các đơn vị trực thuộc).

“Thời gian để lãnh đạo, nhân viên DN này tiếp 45 đoàn thanh, kiểm tra thì kiệt sức rồi, hơi đâu mà làm ăn nữa”, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đặt vấn đề như vậy tại cuộc gặp gỡ các DN, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh vừa diễn ra. Nhắc lại thông tin này, ông Dũng cho rằng “chuyện này đúng là không thể chấp nhận được”.

Từ thực tế của hoạt động thanh, kiểm tra, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang đề nghị “gom” các đoàn kiểm tra liên ngành lại thành 1 - 2 lần trong 1 năm để khắc phục tình trạng “doanh nghiệp nhỏ nhỏ, vừa vừa thì một quý 3 - 4 lần kiểm tra, nay thuế, mai hải quan, ngày kia là phòng cháy, chữa cháy. Như thế DN mệt lắm, có thời gian đâu mà làm ăn”.

17-40-25_nq35-viec-thnh-kiem-tr-dung-php-lut-chi-thuc-hien-1-ln-trong-1-nm
Nghị quyết 35 của Chính phủ khẳng định việc thanh, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật không quá 1 lần/năm

 

Tại Diễn đàn doanh nhân Việt Nam với chủ đề “Doanh nhân cùng nông dân thời hội nhập” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Bộ NN-PTNT tổ chức hồi cuối năm ngoái có không ít ý kiến thẳng thắn chỉ ra rằng hiện tượng “loạn thanh kiểm tra” gây phiền toái cho DN.

Ông Trần Đức Hạnh, Chủ tịch HĐQT-TGĐ Cty CP thuốc thú y Đức Hạnh Matphavet cho biết, DN nông nghiệp, thú y tại Việt Nam gặp quá nhiều rào cản thủ tục hành chính.

Ông Hạnh cho rằng rất vô lý ở chỗ, trong khi DN đầu tư cả một dây chuyền sản xuất công nghệ đạt chuẩn Quốc tế với kinh phí trên 300 tỷ đồng để làm ra sản phẩm, thì một số đơn vị được quyền thanh, kiểm tra lại không có bất cứ thiết bị máy móc nào để kiểm tra.

“DN có cả một đội ngũ chuyên gia nước ngoài tư vấn, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, không chỉ tiêu thụ tại thị trường trong nước mà còn xuất khẩu. Tiếc thay nhiều cán bộ thanh, kiểm tra lại không có ngoại ngữ, không thể giao tiếp với người nước ngoài, và đặc biệt là không am hiểu về lĩnh vực mà DN đầu tư, sản xuất. Thời gian thanh, kiểm tra thường kéo dài, gây phiền phức cho DN. Bộ, ngành thanh, kiểm tra đã đành, dưới chi cục, trạm thú y cũng đi thanh, kiểm tra nữa. Phiền toái quá!”, ông Hạnh kể.

Trong Nghị quyết 19, Chính phủ yêu cầu giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 - 35% hiện nay xuống còn 15% đến hết năm 2016.

Chính phủ yêu cầu, đổi mới căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng DN; áp dụng chế độ DN ưu tiên. Rà soát danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành.

Xem thêm
Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mộc Châu chính thức được công nhận là Khu du lịch quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa ký Quyết định công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.