| Hotline: 0983.970.780

Thành tỷ phú nhờ bán đồ lót

Thứ Hai 02/04/2012 , 09:22 (GMT+7)

Với 5.000 USD khởi nghiệp, Sara Blakely- chủ hãng đồ lót Spanx đã có số tài sản lên tới 1 tỷ USD và trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất trong danh sách của Forbes.

Với 5.000 USD khởi nghiệp, Sara Blakely- chủ hãng đồ lót Spanx đã có số tài sản lên tới 1 tỷ USD và trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất trong danh sách của Forbes.

Blakely năm nay mới 41 tuổi và là giám đốc của Spanx – công ty chuyên sản xuất đồ lót nổi tiếng thế giới với những khách hàng tên tuổi như Oprah Winfrey. Bắt đầu chỉ với số vốn ít ỏi 5.000 USD và không có một nhân viên nào, đến nay, công ty của cô đã có 125 người, trong đó có 16 nam.

Gần đây, tài sản của Blakely được các ngân hàng đầu tư tại Wall Street ước tính vào khoảng 1 tỷ USD. Spanx hiện có 200 mẫu quần áo gồm cả đồ lót, đồ tắm và thời trang cho người năng động. Số sản phẩm này được bày bán tại 11.500 trung tâm thương mại, showroom và cửa hàng online tại 40 quốc gia trên toàn thế giới. 

Tỷ phú hàng đồ lót Spanx - Sara Blakely bên gia tài của mình

Sau khi tốt nghiệp đại học, Blakely làm nhân viên hướng dẫn cho Disney World trong 3 tháng. Sau đó, cô chuyển sang làm nhân viên kinh doanh cho Danka - công ty chuyên cung cấp thiết bị văn phòng của “đại gia” ngành in ấn Ricoh. Thời gian làm việc ở đây đã giúp ích rất nhiều cho việc rèn luyện kỹ năng bán hàng của Blakely. Cô nhớ lại: “Họ cho tôi một góc làm việc, một cuốn danh bạ điện thoại, bốn mã vùng ở Cleanwater và nói: ‘Nhiệm vụ của cô là bán máy fax giao tận nhà với doanh thu tối thiểu 20.000 USD một tháng’”.

Cô kể lại rằng rất nhiều lần mình bị khách hàng đẩy ra khỏi nhà, thậm chí còn “xé danh thiếp ngay trước mặt” vì cô “quá dai dẳng”. Nhưng với vẻ duyên dáng, khéo léo cùng kỹ năng thương thuyết sắc sảo, chỉ vài năm sau, cô đã trở thành huấn luyện viên bán hàng cho Danka ở tuổi 25.

Sau đó, cũng giống như nhiều doanh nhân khác, ý tưởng kinh doanh đến với Blakely rất tình cờ. Việc phái mặc quần bó trong suốt quãng thời gian làm việc cho Disney World và Danka làm cô cảm thấy hết sức khó chịu, nhất là trong thời tiết nóng nực ở Florida. Một buổi tối, cô nghĩ ra cách cắt bỏ phần chân chiếc quần tất của mình, và thế là ý tưởng về Spanx ra đời.

Cô đặt tên công ty mình là Spanx (nghĩa là phát vào mông) vì “Từ Spanx nghe rất vui nhộn và nó làm mọi người khó có thể quên được”. Blakely đã phác thảo ra mẫu thiết kế những chiếc Spanx đầu tiên và đến năn nỉ các chủ xưởng may làm cho mình. Hầu hết mọi người đều nói rằng cô sẽ chẳng bán được chiếc nào cả, nhưng rồi cũng có một người đồng ý giúp cô hiện thực hóa ý tưởng “điên rồ” này.

Cô tâm sự trên Forbes rằng: “Tôi chưa bao giờ thử sức trong lĩnh vực thời trang hoặc bán lẻ. Tôi chỉ tạo ra loại đồ lót chưa từng có trên thế giới”. Khi ấy, Blakely mới 27 tuổi và quyết định chuyển đến Atlanta lập nghiệp với toàn bộ 5.000 USD tiền tích cóp. Thay vì thuê chuyên gia, Blakely tự làm tất cả mọi việc. Thậm chí, để tiết kiệm 3.000 USD phí tư vấn đăng ký bản quyền, cô cũng tự tay viết bản đăng ký nhãn hiệu dựa trên sách của Barnes & Noble và dành 150 USD để mở công ty.

Sau khi ký hợp đồng với trung tâm thương mại cao cấp Neiman Marcus, Blakely bắt đầu tự mình giao hàng trong các phong bì trắng cho khách. Cô cũng kiêm luôn tất cả mọi việc từ marketing, PR đến hướng dẫn các nhân viên của trung tâm cách sử dụng đúng đồ lót Spanx. Blakely thường xuyên giới thiệu sản phẩm của mình bằng cách đứng ở quầy nghỉ chân của Neiman Marcus với hai bức poster to bên cạnh. Một tấm là ảnh vòng 3 của cô trước và sau khi mặc quần lót Spanx, và một cái là hình ảnh mẫu quần Spanx Power có giá 30 USD.

Cuối cùng thì vận may cũng đến với Blakely khi cô chuyển được hàng mẫu cho Andre Walker - stylist của Oprah Winfrey. Tháng 10/2000, Oprah đã tuyên bố rằng Spanx là hãng quần áo ưa thích nhất của bà. Spanx lúc đó thậm chí còn chưa có website.

Năm đầu tiên, công ty đạt lợi nhuận 4 triệu USD và năm sau đã tăng lên gấp 2,5 lần với 10 triệu USD. Sau đó, năm 2002, Blakely đã thuê Laurie Ann Goldman làm tư vấn viên để chuyên nghiệp hóa cách làm việc của công ty. Chính nhờ sự tỉ mỉ và chi tiết, năm vừa qua, bất chấp kinh tế ảm đạm, doanh số của Spanx vẫn tăng trưởng khoảng 20%. Blakely sở hữu 100% công ty này, điều thú vị nhất là công ty hoàn toàn không phải vay nợ, không cần đầu tư từ bên ngoài, và cũng chưa hề mất 1 xu nào để quảng cáo.

Năm 2004, Blakely đã giành giải nhì trong show truyền hình Rebel Billionaire của Richard Branson. Toàn bộ giải thưởng 750.000 USD đã được cô đã dùng để lập một quỹ từ thiện. Đến nay, quỹ này đã chi tổng cộng 17,5 triệu USD cho các hoạt động hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ ở Nam Phi.

Cô tâm sự: “Tiền sẽ tô đậm bản thân bạn. Nếu bạn không phải là người tốt, tiền sẽ biến bạn trở nên xấu xa hơn. Còn nếu bạn là người tử tế, thì nó sẽ giúp bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Với tôi, làm ra tiền, tiêu tiền và cho đi đều là những việc vô cùng hạnh phúc”.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm