| Hotline: 0983.970.780

Tháo chạy

Thứ Hai 08/08/2016 , 09:48 (GMT+7)

Lâu lắm, dễ đến 10 năm, ba thằng mới lại có dịp tụ hội. Ba thằng gắn bó với nhau từ thuở còn học THCS rồi vào THPT, và đều học giỏi, sức học ngang ngửa nhau. 

Cuối năm lớp 12, bố Sinh không may bị tai nạn giao thông, phải cưa cả hai chân, còn mẹ Sinh thì bệnh tim, nay viện mai viện. Hai đứa em còn nhỏ. Sinh đành gác ước mơ giảng đường để trở về gánh vác việc gia đình.

Hải vào đại học rồi được bố cho ra nước ngoài làm luận án tiến sĩ, làm việc ở nước ngoài một thời gian, vừa mới về nước làm trưởng một phòng của Sở Khoa học theo diện UBND tỉnh “rải thảm mời người tài”. Bố của Hải là người đứng đầu chính quyền tỉnh Xương Bình.

Còn Khoa, sau khi tốt nghiệp khoa Quản trị Kinh doanh của một trường đại học, vào làm việc tại Sở Kế hoạch - Đầu tư, và hiện đang giữ chức phó một phòng của Sở.

Chủ quán nhậu Hoa Bằng Lăng vốn là chỗ quen biết của Khoa, nên thấy anh là vồn vã chào mời, xếp ngay 3 người vào phòng VIP. Lần đầu tiên được ngồi trong một chốn sang trọng thế này, Sinh cảm thấy lóng nga lóng ngóng. Khi đồ nhắm đã được bày la liệt, và bia đã rót tràn ly, Khoa cất tiếng:

- Nào, cụng ly mừng tái ngộ.

Sau ly bia đầu tiên, Sinh mở lời:

- Tao tìm chúng mày, là để nhờ vả chúng mày một việc. Thằng em tao tốt nghiệp Đại học Sư phạm hạng ưu đã 4 năm nay, thế mà không tài nào xin được việc.

Đi thi công chức, lần nào nó làm bài cũng tốt, thế mà vẫn trượt. Tao là dân quê, thấp cổ bé họng, chẳng có mối quan hệ nào. Chúng mày có vị trí, giao thiệp rộng. Chúng mày xem có mối nào không...

Khoa bật cười:

- Mày khờ quá. Thời buổi này làm gì còn khái niệm xin việc với lại thi công chức, mà là thời buổi của mua việc, mua công chức. Đã mua, thì theo quy luật thị trường, ai trả giá cao, người ấy được.

- Nhưng ông Bí thư với ông Chủ tịch huyện tao vừa mới lên đài truyền hình tỉnh, khẳng định quyết tâm rất cao trong việc chống chuyện chạy việc, chạy công chức cơ mà?

- Ông nào chả nói vậy. Càng làm to càng nói khỏe hơn, hay hơn. Nhưng càng nói khỏe, nói hay thì càng ăn tợn. Mồm nói nhân nghĩa, đạo đức, một tay chém gió, còn tay kia quài lại đằng sau nhận tiền bẩn, đó là phong cách của rất nhiều lãnh đạo ngày nay.

Sinh thở dài:

- Thì ra vậy. Vậy thì nhà tao lấy tiền đâu mà mua được. Chúng mày cũng biết bố tao, mẹ tao thế nào rồi. Mình tao vật lộn, nuôi được thằng em tốt nghiệp đại học, đã oải lắm rồi. Còn con em út đang học Đại học Kinh tế Quốc dân trên Hà Nội, cũng đang kêu là học phí mới tăng.

- Làm gì có quyền kêu. Thời buổi này, trường đại học là doanh nghiệp, tri thức là hàng hóa, một thứ hàng hóa đặc biệt, chỉ người bán mới có quyền ra giá, người mua làm gì có quyền mặc cả?

Hải bùi ngùi:

- Thôi Sinh ạ. Những điều thằng Khoa nói đều đúng cả. Bây giờ, tất cả là mua bán hết. Bố tao là người đứng đầu tỉnh, nhưng mà để đưa được tao về Sở Khoa học, ông cũng phải ký một tờ trình có lợi cho Giám đốc Sở, mới xuôi đấy.

Chúng tao đều thương mày, biết rõ hoàn cảnh của mày. Nhưng chúng tao chỉ biết giúp mày bằng cách mỗi thằng cho mày một ít tiền thôi. Đây tao cho mày 30 triệu. Rồi xem nhà có cái gì thì bán hết đi, thêm vào mà mua việc cho em mày. Không có tiền, thì em mày có là thánh cũng đừng hòng có việc làm.

Khoa cũng mở cặp, đưa cho Sinh 30 triệu đồng. Cầm tiền, Sinh rơm rớm nước mắt:

- Cám ơn, cám ơn chúng mày, những thằng bạn tốt của tao.

Chia tay hai người bạn, Hải phóng xe thẳng về nhà. Ruột gan anh đang nóng như lửa đốt. Anh vừa đọc xong hồ sơ xin cấp phép đầu tư một dự án dệt - nhuộm của Doanh nghiệp Thành Hưng, một tập đoàn dệt may lớn của nước láng giềng.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam chính thức ký kết vào ngày 4/2/2016, và sẽ có hiệu lực từ năm 2018. Đây được kỳ vọng là sẽ tạo ra một bước nhảy vọt để nước ta đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dệt may, da giầy, thủy sản, gỗ...

Đặc biệt là dệt may, ngành được coi là trụ cột xuất khẩu của đất nước, chiếm đến 14% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương với trên 20 tỷ USD. Những mặt hàng dệt may của ta xuất sang các nước cùng khối TPP sẽ được miễn giảm thuế, nếu nguồn gốc nguyên liệu dùng để sản xuất là đến từ trong nước hoặc của một quốc gia cùng khối.

Nhưng hiện tại, hàng dệt may của ta lại chủ yếu là gia công với đầu vào là vải nhập từ nước láng giềng không phải là thành viên của khối TPP này.

Vì vậy, để đón đầu TPP, Tập đoàn Thành Hưng đã có hồ sơ xin đầu tư vào tỉnh Xương Bình một dự án dệt - nhuộm có giá trị trên 500 triệu USD, có công suất 1.000 tấn vải mỗi ngày, trên diện tích hơn 200ha đất. Dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sẽ thu hút khoảng 10.000 công nhân.

Việc Tập đoàn Thành Hưng xin đầu tư là một điều hợp lý. Vì khi dự án đi vào hoạt động và TPP có hiệu lực với Việt Nam, thì cả hai bên, tập đoàn và ngành dệt may Việt Nam, đều có lợi.

Chỉ có điều công nghệ mà tập đoàn sử dụng là một công nghệ đã rất lạc hậu so với thế giới, có mức độ gây ô nhiễm và xả thải cao. Nhưng phần đánh giá tác động môi trường lại hết sức sơ sài, và rất chung chung, rất mơ hồ. Lượng nước thải của nhà máy sẽ được xả ra sông Hóa.

Sản xuất dệt - nhuộm là một quá trình rất phức tạp, gồm hàng chục công đoạn như chuẩn bị xơ - kéo sợi - hồ sợi - dệt thoi - dệt kim - rũ hồ - nấu - tẩy - đốt long - làm bóng - nhuộm.

Quá trình sản xuất sẽ thải ra một lượng nước khổng lồ, trong đó chứa hàng trăm hàng ngàn tấn hóa chất vô cùng độc hại. Nếu cứ tính trung bình 1 tấn vải phải xả thải tối thiểu 50m3 nước, thì khi dự án đi vào hoạt động, mỗi ngày sẽ có ít nhất 50.000m3 nước chứa chất độc được xả thải vào môi trường. Chưa kể đến sự ô nhiễm vô cùng nặng nề về không khí.

Như vậy, chẳng bao lâu sau khi dự án đi vào hoạt động, môi trường sẽ bị tàn phá, hủy diệt một cách khủng khiếp, đời sống của hàng chục vạn người dân sẽ bị ảnh hưởng. Số tiền mà dự án đóng góp cho ngân sách sẽ chẳng thấm vào đâu so với số tiền phải bỏ ra để khắc phục, làm sạch môi trường.

Theo phân cấp quản lý trong việc cấp phép đầu tư, thì bố anh, người đứng đầu chính quyền tỉnh Xương Bình, sẽ là người ký cấp phép đầu tư dự án dệt - nhuộm cho Tập đoàn Thành Hưng.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Chuẩn bị đón bằng di tích quốc gia đặc biệt Hải Thượng Lãn Ông

Hà Tĩnh Những hạng mục, công việc cuối cùng chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đang được tỉnh Hà Tĩnh gấp rút hoàn thành.

Công tử Bạc Liêu trên màn ảnh mờ nhạt cá tính

Công tử Bạc Liêu là nhân vật để lại nhiều giai thoại trong đời sống cộng đồng, nhưng khi được tái hiện thành một tác phẩm điện ảnh lại không mấy ấn tượng.

Messi và Ronaldo vắng tên trong đội hình hay nhất năm của thế giới

2 ngôi sao nổi tiếng không có tên trong danh sách đội hình hay nhất năm 2024 của bóng đá thế giới.

Đại kiện tướng Lê Quang Liêm xếp thứ nhì giải cờ vua quốc tế KPNest

Kỳ thủ cờ vua số 1 Việt Nam từ Mỹ trở về TPHCM thi đấu giải cờ vua quốc tế và kết thúc ở hạng nhì trong bảng mở của nam.