| Hotline: 0983.970.780

Thảo mộc trong nuôi trồng thủy sản

Thứ Năm 18/03/2010 , 10:19 (GMT+7)

Cây xoan (Melia azedarach L)

Trong thân, vỏ, rễ của cây xoan có một Ancaloit có vị đắng là toosendamin có tác dụng diệt một số ký sinh trùng. Cách dùng: Phòng trị bệnh ký sinh trùng cho cá thường dùng cành lá xoan bón lót xuống ao với số lượng 0,3 – 0,5 kg/m3 trước khi thả cá vào ương 3 ngày.

Xuyên tâm liên: Andrographus panicullata (Burmif.f)

Trị bệnh viêm ruột cho cá trắm: Dùng toàn cây xuyên tâm liên khô 1 kg hay 1,5 kg cây tươi cho 50 kg cá ăn một lần trong ngày, ăn liên tục 5-7 ngày.

Cây sòi (Sapium sebiferum (L) Roxb)

Dùng lá sòi trị bệnh thối rữa mang, bệnh trắng đầu của cá. Cách dùng: Để phòng bệnh lấy cành bó thành bó nhỏ cho xuống ao. Để trị bệnh cần bón xuống ao với nồng độ 6,0 ppm (6,0 gram cành lá sòi phơi khô/m3 nước). Thường dùng 1 kg cành lá sòi khô (hoặc 4 kg tươi) ngâm vào 20 kg vôi sống 2% trong một đêm, sau đó đun sôi 10 phút, pH trên 12 rồi bón xuống nước.

Tỏi (Allium sativum L.)

Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi trùng gây ra, mỗi ngày dùng 50 gram củ tỏi nghiền nát cho 10 kg khối lượng cá ăn liên tục 6 ngày. Tỏi phòng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…), dùng 10-15g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hòa với nước vừa đủ trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.

Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Buron)

Loại cỏ nhỏ gầy mọc là là trên mặt đất, thân cành tím đỏ, lá mọc đối hình bầu dục hay thon dài (7mm x 4mm). Bấm vào thân cây chảy mủ nhựa trắng có tác dụng ức chế sự sinh sản của loại vi khuẩn gây bệnh lỵ. Cách dùng: Cỏ sữa có phổ kháng khuẩn rộng lại còn có tác dụng ngưng máu trung hoà độc tố. Dùng toàn thân cây để trị bệnh viêm ruột, bệnh thối rữa mang của cá do vi khuẩn gây ra. Dùng 50 gram cây cỏ sữa khô hoặc 200 gram cây được giã thành bột + 20 gram muối cho 10 kg trọng lượng cá ăn trong 1 ngày, ăn liên tục trong 3 ngày.

Sài đất (Weledia calendulacea (L). Less)

Một loại cỏ sống dai, mọc lan bò, chỗ thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đó, nơi đất tốt có thể cao tới 0,5m. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ, lá gần như không cuống, mọc đối hình bầu dục thon dài, 2 đầu nhọn, cụm hoa hình đầu, cuống cụm hoa dài vượt các nhành lá. Hoa màu vàng tươi. Cao tách chiết thảo dược sài đất đều có tác dụng với cả 6 loài vi khuẩn (Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Hafnia alvei) gây bệnh ở nước ngọt và lợ mặn. Cách dùng: phòng trị bệnh xuất huyết, hoại tử nội tạng (bệnh đốm trắng) do vi khuẩn cho cá nuôi. Dùng tươi: 3,5-5,0kg giã lấy nước trộn với thức ăn cho 100kg cá/ngày, trong 7 ngày liên tục.

Cỏ nhọ nồi (Eclipta alba Hassk)

Phòng trị bệnh xuất huyết, viêm ruột ở cá nuôi. Bột cỏ nhọ nồi phơi khô nghiền và trộn với thức ăn cho cá ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.

Cau (Areca catechu L)

Dùng hạt cau tẩy giun tròn (Spinitectus clariasi) ký sinh trong ruột cá. Liều dùng: 4g hạt cau/kg cá/ngày. Ăn liên tục trong 3 ngày. Trị bệnh sán dây: Bothriocephalus gowkongensis ký sinh trong ruột cá trắm cỏ (Ctepharyngodon idellus). Liều dùng: 1 g hạt cau/2kg thức ăn cho ăn liên tục trong 7 ngày.

Dây thuốc cá (Derris spp)

Rễ dùng đánh bả cá. Các chất hoạt tính chỉ độc với động vật máu lạnh, không độc với người, rất độc với cá. Nghiền rễ dây thuốc cá với nước với liều lượng 1ppm làm cá bị say, nếu liều cao hơn làm cá chết. Rễ dây thuốc cá không độc với giáp xác. Cách dùng: Dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp trong khi tẩy dọn ao. Đập dập rễ dây thuốc cá ngâm cho ra chất nhựa trắng, để nước trong ao sâu 15-20cm, tạt nước ngâm rễ dây thuốc cá, sau 5-10 phút cá tạp nổi lên chết. Liều lượng dùng thường 3-5kg rễ/1.000m2 nước.

Bồ hòn (Sapindus mukorossii Gaertn)

 Công dụng tương tự như dây thuốc cá, liều dùng 0,5-1kg hạt/1.000m2 nước.

Thàn mát (Milletia ichthyochtona Drake)

Trong hạt thàn mát có chứa 38-40% dầu, có chứa các chất độc đối với cá như Rotenon, Sapotoxin, chất gôm và albumin. Cách dùng: Công dụng tương tự dây thuốc cá, liều dùng 0,5-1,0kg hạt/1.000m2.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.