| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 17/03/2010 , 15:00 (GMT+7)

15:00 - 17/03/2010

Thật khó tin "ông" xăng dầu

Trong khi mọi người lầm tưởng Petrolimex lỗ thì theo các chuyên gia, Petrolimex đã không công bố một chỉ số khá quan trọng để hình thành giá CIF là các khoản bảo hiểm và chi phí vận chuyển (gọi chung là phí)...

TCty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công khai trên trang web của DN này cách tính chi phí giá thành trên một lít xăng, thông tin này từ trước đến nay vẫn bị dư luận đặt câu hỏi về tính minh bạch của nó.

Theo bảng công bố của Petrolimex, giá xăng thành phẩm tại thị trường Singapore là 86,33 USD/thùng (tính bình quân 30 ngày kể từ ngày 12/3 trở về trước). Theo đó, giá NK đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm Petrolimex công bố giá NK cộng thuế và phí (giá CIF) là 17.816 đồng/lít xăng A92 trong khi giá bán lẻ hiện tại là 16.990 đồng/lít. Như vậy, theo Petrolimex, số lỗ trên mỗi lít xăng khoảng 800 đồng.

Nhìn vào những con số trên, nhiều người thấy “các ông xăng dầu” khổ quá. Nhập sản phẩm về phục vụ nền kinh tế quốc dân toàn chịu lỗ. Đúng là tinh thần “vì dân phục vụ”.

Nhưng các chuyên gia am tường lĩnh vực này thì lại nghĩ khác. Trong khi mọi người lầm tưởng Petrolimex lỗ thì theo các chuyên gia, Petrolimex đã không công bố một chỉ số khá quan trọng để hình thành giá CIF là các khoản bảo hiểm và chi phí vận chuyển (gọi chung là phí)...

Do đó, nếu căn cứ từ giá CIF và giá xăng thành phẩm thị trường Singapore kể trên, có thể suy ra phí được Petrolimex tính khoảng 302 đồng/lít. Mức này cao hơn 100 đồng/lít so với mức thông thường mà các đầu mối khác nhập xăng A92 về Việt Nam. Đó là chưa kể với vị trí đầu mối lớn, mua số lượng nhiều, Petrolimex thường ở vị thế đàm phán giá thuận lợi hơn các đầu mối khác.

Ngay cả con số 86,33 USD kể trên, theo chuyên gia, thì người tiêu dùng phải chấp nhận công bố này của Petrolimex chứ không có điều kiện để kiểm chứng độ trung thực.

Còn nhớ, cách đây chỉ hơn một tuần, trong cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các Tập đoàn, TCty, Petrolimex cũng lớn tiếng kiến nghị rằng, DN này hiện đang chịu lỗ quá lớn, bởi họ không thể tăng giá nhiều lần liên tiếp trong thời gian ngắn để cũng với Chính phủ và các tập đoàn khác “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”. Kêu thì kêu vậy, chứ ông Tổng của Petrolimex cũng “khoe” rằng, nhờ năng động kinh doanh, năm 2009 DN này vẫn lãi đến 3.700 tỷ đồng trước thuế, trả xong nợ ngân sách cấp bù lỗ cho mặt hàng xăng dầu mấy năm trước và góp nhiều vào quỹ bình ổn xăng dầu.

Chả biết “ông xăng dầu” công khai giá NK của xăng thế nào, lỗ NK ra sao, chứ nhìn vào kết quả kinh doanh, thấy điều này hết sức vô lý, trái khoáy. Cuối cùng "ông ấy" có đăng công khai giá xăng dầu trên trang web thì người dân cũng chẳng ai tin "ông ấy" nữa.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm