| Hotline: 0983.970.780

Thất nghiệp vì...dịch tai xanh

Thứ Hai 23/08/2010 , 09:49 (GMT+7)

Hơn nửa tháng nay, nhiều gia đình khác ở Quảng Nam cũng lâm vào cảnh túng quẫn, thất nghiệp vì dịch tai xanh bùng phát.

Không chỉ hàng nghìn người chăn nuôi khốn đốn do đàn heo bị nhiễm bệnh, phải tiêu hủy bắt buộc, hơn nửa tháng nay, nhiều gia đình khác ở Quảng Nam cũng lâm vào cảnh túng quẫn, thất nghiệp vì dịch tai xanh bùng phát.

Từ sáng đến trưa, bưng mủng bắp luộc nặng trịch đi rao khắp chợ Vĩnh Điện nhưng chị Phạm Thị Thắm (xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cũng chỉ bán được vỏn vẹn 12 trái. Mồ hôi nhễ nhại, ngồi thở dốc dưới tán cây bàng, giọng chị Thắm buồn thiu: “Chồng đau liên miên, 4 đứa con đều còn thơ dại, nếu tôi không làm, biết lấy tiền đâu mua mắm muối và lo chuyện học cho tụi nhỏ. Ác thiệt, dịch tai xanh ập tới, quầy thịt heo dẹp gần 3 tuần nay nên kinh tế gia đình đã bức bí”.

Gần 10 năm qua, bình quân một ngày quầy của chị Thắm bán được khoảng 35 kg thịt và lòng heo, trừ tiền nộp thuế và thuê chỗ, người phụ nữ 45 tuổi này lãi không dưới 90 nghìn đồng. Nay, do lệnh cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ heo và các sản phẩm từ heo thực thi nghiêm ngặt nên chị phải ngậm ngùi... treo dao, treo thớt. Để có gạo đổ nồi và lo thuốc men cho chồng, những ngày qua chị Thắm lặn lội khắp nơi mua bắp về luộc bán. Tuy nhiên, cái nghề mới đầy bất đắc dĩ này cũng chỉ mang lại cho chị 15 nghìn đồng tiền lời mỗi ngày.

Chị Thắm lắc đầu ngao ngán: “Ngần đó tiền, làm răng mà nuôi được 6 miệng ăn. Nhưng, có còn hơn không mà”. Đâu riêng chị Thắm, ở cái chợ Vĩnh Điện này còn cả chục chủ quầy kinh doanh thịt heo khác cũng chung cảnh ngộ. Họ đang loay hoay chuyển đổi nghề để kiếm ít tiền trang trải cuộc sống...

Trước sự lây lan quá nhanh của dịch tai xanh, cách đây 7 ngày, chợ heo Bà Rén (xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn) chính thức “cấm cửa”. Suốt cả tuần qua, hàng trăm người buôn và lao công ở chợ heo lớn nhất nước này thực sự điêu đứng. Thất nghiệp, muốn có cái ăn, kẻ nấu đậu hủ gánh đi bán dạo, người ra Đà Nẵng xin làm phụ hồ. Nói chung là mỗi người phải tự tìm một nghề để cứu mình trong cái thời buổi khốn khó này.

Tính đến nay, anh Nguyễn Quang (thôn Thạnh Mỹ, xã Quế Xuân 1) làm nghề bốc vác tại chợ heo Bà Rén đã tròn 15 năm. Anh bảo, lúc dịch chưa bùng phát, có bèo mấy mỗi ngày cũng kiếm được 75 nghìn đồng. Còn bây giờ, chợ heo ngưng hoạt động, ai kêu gì làm nấy nên thu nhập rất bấp bênh, thậm chí có ngày chẳng được xu nào. Anh Quang thở dài: “Trưa hôm qua, vừa đi xếp lớp về, hai đứa con chạy lại xin tôi 800 nghìn nộp tiền trường. Không một đồng dính túi, chạy quanh xóm mượn chẳng được, tôi đành nói vợ kéo 3 bao lúa cuối cùng đi xay gạo bán. Dịch tai xanh cứ trở đi, trở lại hoài, kiểu ni chắc sẽ còn thất nghiệp dài dài, chú mi ơi!”...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm